Monday, June 27, 2011

CÔ VƯƠNG THÚY NGA / Lá thư hằng tháng cho Nữ trung học - Qui nhơn

Qn xin trích đăng bài này từ đặc san CĐ& NTH 2011 , Của Cô Cựu hiệu trưởng Nữ trung học Qui nhơn : Cô Vương Thúy Nga .


Cô cùng gia đình đang sống ở Houston TX , Cô hiện là một trong những  trụ cột linh hồn của toàn thể cựu nữ sinh nữ trung học Qui nhơn hải ngoại . QN xin giới thiệu cùng bạn đọc .





Các em thương mến .
Thông thường , người ta theo chủ nghĩa "  Tốt khoe , Xấu che ." , Khi nào cũng nói là tôi tốt nhất , con tôi giỏi nhất , dân tộc tôi là số 1 v.v.. Nên thi hào La Fontaine ( Pháp ) có làm bài thơ " La Besace " ( cái đãy có hai túi ) đại ý nói người  nào cũng có cái đãy như vậy , để lỗi người khác ra túi trước và lỗi mình vào cái túi ở sau lưng  ( nên chỉ nhìn thấy lỗi người mà không thấy lỗi mình .)


Thế nhưng cũng có những nhân vật đặc biệt , họ nhìn  rất rõ ưu khuyết điểm của mình và người , và đặc biệt nói lên những cái " xấu xí " của mình , của nước mình , dân mình  v,v,v  Chắc hẳn nhiều em đã đọc " Người Trung quốc xấu xí " , bây giờ thêm một chuyện xấu nữa của xã hội Trung Hoa hiện tại chứ không phải Trung Hoa phong kiến , do một tác giả Trung Hoa viết rất dí dỏm , pha chút châm biếm đầy tính triết lý ...Thật đáng cho ta đọc và suy gẫm .


Mời các em thưởng thức .
Thương mến chúc tất cả các em và gia đình nhiều sức khoẻ và an lạc .
VTN - ( Houston TX 7-4-2011 )

                    Giấy chứng nhận " Người  "

Trên đoàn tàu , cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê , hạch sách :
- Vé tàu !
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi  một hồi , cuối cùng tim thấy vé , nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra .
  Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh , cười trách móc :
-  Đây là vé trẻ em .
Người đàn ông lớn tuổi đỏ bừng mặt , nhỏ nhẹ đáp :
Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao ?.


  Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé , đương nhiên cô soát vé biết . Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi :
- Anh là nười tàn tật ?
- Vâng , tôi là ngưòi tàn tật .
- Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật .


Người đàn ông tỏ ra căng thẳng . Anh đáp :
- Tôi ... không có giấy tờ . Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật , không biết làm thế nào , tôi đã mua vé trẻ em .
  Cô soát vé cuời gằn :
- Không có giấy chứng nhận tàn tật , làm sao chứng minh đưọc anh là người tàn tật ?
  Người đàn ông đứng tuổi im lặng , khe khẽ tháo giầy , rồi vén ống quần lên - Anh chỉ còn một nửa bàn chân .
 Cô soát vé liết nhìn , bảo :
-  Tôi cần xem chứng từ , tức là quyển sổ có in mấy chữ " Giấy chứng nhận tàn tật " có đóng dấu bằng thép của Hội người tàn tật !
  Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng giải thích :
-  tôi không có hộ khẩu của địa phương , người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi . Hơn nữa , tôi làm việc trên công trường của tư nhân . Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy , Tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định ..


  Trưởnh tàu nghe tin , đến hỏi tình hình .
Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu , mình là người tàn tật , đã mua chiếc vé có giá trị  bằng vé của người tàn tật ..
Trưởng tàu cũng hỏi :
 _  giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu ?
Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhật tàn tật , sau đó anh đưa cho Trưởng  tàu xem nửa bàn chân của mình .


  Trưởng tàu ngay cả nhìn cũng không thèm nhìn , cứ nhất quyết nói :
 Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận , không xem người . Có giấy chứng nhận tàn tật chính l àngười tàn tật , có giấy chứng nhận mới được hưỡng chế độ ưu đãi vé người tàn tật . Anh mau mau mua vé bổ xung .


   Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ . Anh lục khắp người các túi trên người và hành lý , chỉ có bốn đồng , hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung . Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc :
  Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa , không bao giờ còn đi làm được nữa . Không có tiền , ngay đến về quê cũng không về nổi . Nửa vé này cũng do bà con đồn hương góp mổi người một ít để mua dùm , xin ông mở lượng hải hà , giơ cao đánh khẽ , nương bàn tay cao quí , tha cho tôi .


  Trưởng tàu nói kiên quyết :
-- Không được
Thừa dịp , cô soát vé nói với Trưởng tàu :
_  Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than , coi như làm lao động nghĩa vụ .
  Nghĩ một lát , trưởng tàu đồng ý :
-  Cũng được .


Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt , đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu hỏi :
  - Anh có phải đàn ông không ?
  Vị trưởng tàu không hiểu , hòi lại :
-  Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không ?
-  Anh hãy trả lời tôi , anh có phải đàn ông hay không ??
-  Đương nhiên tôi là đàn ông !
- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông ?. Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem ?
  Mọi người chung quanh cười rộ lên .
  Thừ người ra một lát , vị trưởng tảu nói .
-  Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây , lẽ nào lại là đàn ông giả ?


Đồng chí lão thành lắc lắc đầu nói :
-  tôi cũng giống anh chị , chỉ xem chứng từ , không xem người , có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông , không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông .
Vị trưởng tàu tịt ngóp , ngay một lúc không biết ứng phó ra sao ...


 Cô soát vé đứng ra giải vây cho trưởng tàu . Cô nói với đồng chí lão thành :
-  Tôi không phải là đàn ông , có chuyện gì ông cứ nói với tôi .


Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta , nói thẳng thừng .
-  Cô hoàn toàn không phải ngưòi !
Cô soát vé bổng nổi cơn tam bành , nói the thé :
- Ông ăn nói sạch sẽ một chút . Tôi không là người thì là gì ?


Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh , cười ranh mãnh , ông nói :
Cô là người ư ? Cô đưa giấy chứng nhận " Người " của cô ra xem nào ....
Mọi hành khách chung quanh cười ấm lên một lần nữa ..
Chì có một người không cười .

Vũ Công hoan dịch , Úc Thanh ( Trung quốc )

No comments:

Post a Comment