Friday, November 25, 2016

TÁC HẠI CỦA BIA, RƯỢU

BS: Đinh Tấn Khương .

CHUYỂN HÓA CỦA RƯỢU BIA (CHẤT CỒN) TRONG CƠ THỂ:




Cồn vào cơ thể sẽ được hấp thu dọc theo tuyến đường tiêu hóa bắt đầu ngay từ miệng, qua niêm mạc. Cồn được đưa thẳng vào máu và theo đó phân tán đến toàn cơ thể. Cồn được hấp thu nhiều nhật ở ruột và được phân hủy tại gan. Trong quá trình phân hóa, phân hủy tại gan thì sản phẩm trung gian là acetalaldehyde chính là thủ phạm gây nên chứng nhức đầu ở những người uống nhiều bia rượu.


Sự phân hủy cồn bị ngăn trở bởi chất đường. Những loại rượu có chứa lượng đường cao ( rượu có mùi và sâm banh) gây chứng nhức đầu nhiều hơn.
Trong não, men catalase tham gia trong việc phân hủy chất cồn tạo thành sản phẩm cuối cùng là acid acetic, là chất vô hại. Những người bị thiếu hụt chất men catalase bẩm sinh, không làm chuyển hóa chất cồn trong não, nguy cơ dẫn đến chứng mất trí ở tuổi già (Alzheimer) sẽ cao hơn. 
 
Trong đa số các trường hợp, trong mỗi giờ có chừng 1g cồn được phân hủy trên 10 kg cân nặng của một người uống rượu bia. Có nghĩa là, một người cân nặng 60 kg thì trong 1 giờ, chỉ có khả năng phân hủy tối đa là 6g cồn. Nếu trong khoảng thời gian đó mà uống quá số lượng 6g cồn thì sẽ có hại cho sức khỏe. 

Nên nhớ, tốc độ phân hủy chất cồn không gia tăng do thói quen uống rượu thường xuyên. Những người tửu lượng cao, họ ít say, ít đỏ mặt...là do hệ thống thần kinh đã quen với lượng chất độc của cồn cao hơn, chứ không phải là do sự phân hủy cồn nhanh hơn người khác. Tác hại của cồn không thay đổi, mặc dù ít say hơn.


2.     TÁC HẠI CỦA BIA RƯỢU TRÊN SỨC KHỎE:





Nghiện bia, rượu có thể gây ra những những tổn hại lâu dài đến sức khỏe. Những tác động này rất khó hồi phục và cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Bệnh tim mạch: 
Rượu, bia có thể làm thay đổi nhịp đập của tim, tim đập nhanh hơn hay là không đều, có thêm một tiếng đập phụ (ectopic beat), tăng huyết áp, nguy cơ tai bên mạch máu não cao hơn bởi các dấu chứng bị che lấp do cơn say. 

Tổn thương não bộ:
 Uống rượu bia kinh niên (nghiện) làm cho não bộ bị teo lại, tế bào não sẽ bị chết dẫn đến trí nhớ kém cũng như mọi chức năng điều hành của não bộ cũng bị ảnh hưởng, suy giảm. Chứng mất trí nhớ ở tuổi già cũng được ghi nhận là hậu quả của nghiện rượu. 

Tổn thương gan:
 Rượu, bia làm giảm sút chức năng gan và tệ hại nhất là chứng xơ gan mãn tính.

Ảnh hưởng trên hệ thống tiêu hóa: 
Một số độc chất của bia, rượu tác động xấu trên các vi khuẩn cần thiết trong đường ruột (nornmal flora) gây nên sự giảm sút khả năng hấp thụ đường, đạm, béo, acid folic, B12.. dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu máu.
Rượu, bia còn làm tăng nguy cơ dị ứng với thức ăn cũng như sức đề kháng của cơ thể ( ?hậu quả của tình trạng suy dinh dưỡng) 
Những đứa trẻ bị hội chứng thai nhi rượu thường có tốc độ phát triển chậm, đặc biệt là thấp và gầy.
Những tác hại dễ nhận thấy là trẻ sau sinh dễ bị nhiễm trùng, khó ngủ, cơ bắp kém phát triển và các vấn đề về tiêu hóa.
Đứa trẻ cũng kém thông minh, kém phát triển về ngôn ngữ, khả năng thích nghi thấp và khó hòa đồng, tính tình nóng nảy, khó dạy..

2.     Phát triển bất thường.Người mẹ uống quá nhiều rượu trong lúc mang thai có thể làm giảm chức năng phát âm ở trẻ. Thông thường, hội chứng thai nhi rượu sẽ làm mắt trẻ nhỏ dần lại, mũi ngắn , môi trên mỏng, và những bất thường ở tai , miệng và răng .

3- Ảnh hưởng đến sự phát triển não bô :
Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của hội chứng thai nhi rượu là ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Rượu, bia tác động xấu đến hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến não bộ nhỏ hoặc các dị tật về não cho trẻ sau này.
Tác hại của rượu đến thai nhi thì không có gì để bàn cãi, nhưng số lượng bia rượu được uống cũng như trong thời điểm nào của thai trình, sẽ gây ảnh hưởng xấu nhất tới thai nhi thì chưa rõ. Tốt nhất là, thai phụ nên tránh hoàn toàn việc uống bia rượu suốt trong thời gian mang thai, để bảo đảm sự an toàn phát triển của thai nhi.  
Nếu cho con bú bằng sữa mẹ thì người mẹ cũng không được uống rượu, vì rượu sẽ theo sữa vào em bé, gây nên tác hại cho não bộ. Nên biết rằng, trong năm đầu tiên thì não bộ của em bé sơ sinh phát triển rất nhanh. 

Một số chứng bệnh khác do bia rượu gây ra:
Bệnh thận
Rối loạn chuyển hóa
Ngộ độc

Ung thư miệng, họng, thực quản
Viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày
Ung thư vùng ruột trên
Liệt dương
Loãng xương 
 

2. TÁC HẠI CỦA BIA, RƯỢU VỀ MẶT XÃ HỘI, GIA ĐÌNH:

- Tai nạn giao thông, tai nạn lao động
- Tài chánh gia đình bị thếu hụt, gây đổ vỡ gia đình
- Tương lai con cái bị ảnh hưởng trầm trọng
- Quan hệ bạn bè bị rạn nức, phiền toái... 

3-  Uống bao nhiêu rượu là trong giới hạn cho phép?


         - Nam giới: không nên uống thường xuyên quá 4 ly chuẩn 
            mỗi ngày
         - Nữ giới: không quá 2 ly chuẩn mỗi ngày



Nếu uống thường xuyên, thì cần phải nghỉ uống 2 ngày trong một tuần.
Ly chuẩn?:
Một ly chuẩn bao gồm 10g cồn.

Tuy nhiên, vì có sự khác nhau về độ mạnh và kích cỡ của các loại ly, vì vậy, nên ly chuẩn sẽ là:


-         Bia độ mạnh hoàn toàn:  1 ly nhỏ (285 ml)

-         Bia có nồng  độ cồn 3%:  1 lon (375 ml)

-         Bia nhẹ (2,2%):  2 ly nhỏ (570 ml)

-         Bia có nồng độ cồn thấp (0,9%):  5 ly nhỏ (4 lon)

-         Rượu vang nhẹ (12%): 1/3 ly (100 ml)

-         Rượu mạnh (40%): 1 ly nhỏ (30 ml)

-         Cocktail:  1 ly cocktail


Trên mỗi chai bia, rượu, đều có ghi rõ nồng độ cồn của từng sản phẩm, theo đó quý vị tính ra lượng rượu tối đa cho phép mỗi ngày.



MỘT THAY ĐỔI NHỎ TRONG LỐI SỐNG CỦA CHÚNG TA CÓ THỂ TẠO NÊN NHỮNG KHÁC BIỆT RẤT LỚN.



Đinh Tấn Khương.

Bài cùng tác giả: Tìm hiểu về chứng cao mở trong máu . 

No comments:

Post a Comment