Tuesday, February 14, 2017

ĐỘNG KINH DO SỐT (Febrile Convulsions)

BS: Đinh Tấn Khương



Cơn động kinh do sốt là cơn co giật xảy ra khi các hoạt động điện não bị xáo trộn gây nênbởi một cơn sốt, động kinh do sốt thường xảy ra mà không có cảnh báo.

Khoảng chừng 4% trẻ em trải qua cơn co giật do sốt nằm trong độ tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi.    Khảo sát chỉ ra rằng 1 trong 3 đứa trẻ bị co giật do sốt sẽ trải qua một cơn co giật thứ hai trong độ tuổi từ 12 đến 24 tháng và 1 trong 15 đứa trẻ  sẽ có 3 (hay hơn 3) cơn co giật do sốt.
Những cơn động kinh thường gây kinh hãi cho các bậc cha mẹ một khi chứng kiến bởi vì cơn co giật không thể dừng lại và đứa trẻ thì không có phản ứng.

Thân nhiệt tăng nhanh cho dù chỉ tăng chút ít chẳng hạn như 38.5 độ C cũng có thể gây ra cơn động kinh

Dấu hiệu và triệu chứng:
-         Sốt (tăng thân nhiệt trên 37 độ C)
-         Co giật mặt, tay
-         Mắt trợn ngược
-         Chảy nước dãi
-         Nghiến răng
-         Môi tái xanh
-         Cơ thể co cứng, lưng cong lại
-         Trở thành vô thức và không phản ứng
-         Có thể tiêu tiểu không kiểm soát ở trẻ lớn tuổi hơn
Động kinh ở trẻ con thường thì ngắn hạn, kéo dài không quá 5 phút.

Xử lý chứng động kinh do sốt ở trẻ con:
Động kinh ở trẻ con, kể cả động kinh do sốt là một cấp cứu nhi khoa cần xử lý nhanh chóng và ưu tiên hàng đầu trong lúc động kinh là giữ cho trẻ được an toàn.

1.     Trong lúc cơn co giật:

-         Cha/mẹ hay thân nhân của trẻ cần phải giữ bình tĩnh
-         Đặt trẻ nằm nghiêng trên sàn nhà để được an toàn
-         Dùng  một cái gối hay một tấm khăn tắm cuộn tròn  đặt bên dưới đầu của trẻ
-         Nới lỏng quần áo, cởi bỏ tã lót
-         Không được kềm giữ đứa trẻ trong lúc co giật
-         Không được cho vật gì vào miệng đứa trẻ kể cả thuốc uống
-         Luôn ở bên cạnh và trấn an trẻ
-         Theo dõi và ghi nhớ thời gian co giật

Chú ý:
-         không được làm lạnh em bé (bằng miếng xốp bọt biển) hay là ngâm em bé vào trong bồn nước.
-         nên dùng khăn ướt lau trán & cổ em bé
-         paracetamol & Ibuprofen (nurofen) có thể giúp hạ nhiệt cơ thể nhưng không có bằng chứng ngăn ngừa được chứng động kinh do sốt


2.     Sau cơn giật:

a.     Đánh giá mức độ nguy hiểm, kiểm tra phản ứng của đứa trẻ, kiểm tra đường hô hấp và tuần hoàn  để (nếu cần) sẵn sàng áp dụng thủ thuật sơ cứu kịp thời và đúng cách (sơ cứu viên đòi hỏi phải tham dự một khóa học sơ cứu chính quy)

b.     Hổ trợ y khoa:
+  gọi xe cấp cứu
+  đưa trẻ đến bệnh viện

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp:
Nếu :

• 
Cơn co giật do sốt kéo dài hơn 5 phút
• 
Cơn động kinh chỉ liên quan đến một số bộ phận của cơ thể thay vì toàn bộ cơ thể
• khó thở 
• 
trẻ không đáp ứng bình thường
• có
 thêm  một cơn động kinh khác trong vòng 24 giờ.

Ngăn ngừa:
Không ai biết được lý do tại sao co giật do sốt xảy ra, vì vậy chúng thường không thể ngăn chặn được. Nếu trẻ bị sốt, nên cho panadol hoặc ibuprofen theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều quan trọng là phải gọi cho bác sĩ để hẹn gặp sau cơn co giật do sốt.


đinh tấn khương


_________________________________________________

No comments:

Post a Comment