Friday, March 16, 2012

GIEO GIÓ - GẶT BÃO

 

 Cách đây 18 năm tại miền thượng du Bắc việt, giáp ranh trung Hoa có một gia đình nọ chuyên môn ngãi độc để hại người cầu lợi cho mình.

 

Có thể nói nghề nuôi con ngãi độc của gia đình này gần như cha truyền con nối đến mấy đời . Dân trong vùng thỉnh thoảng vài năm lại có người chết vì bệnh lạ và cứ như vậy đời này sang đời khác mà không ai tìm ra nguyên nhân của căn bệnh . Hầu hết những người chết vì bệnh lạ đều giống nhau khi chết thì cả người bầm tím, tay chân quắp lại và mắt thì trợn lên trông thực dễ sợ.


Nhiều người mê tín dị đoan thì cho rằng vùng này bị ma hành quỷ lộng nên bày ra lễ lớn lễ nhỏ để cúng vái.
Cho đến một ngày nọ, cả một gia đình sáu người ngã ra chết 5 người chỉ còn một người đàn bà độc nhất là không chết và cũng nhờ cái chết thảm của gia đình đó , mà người ta phát hiện được những cái chết do đâu mà có.


Chuyện xảy ra như sau:


Gia đình ông Nhiếp là một gia đình giàu có nhất vùng, quanh năm tài vật dư ăn dư để, ông Nhiếp lại được tiếng tốt là lòng nhân ái biết cứu đời và gúp người nghèo khó.
Một gia đình được tiếng khen truyền đời như vậy thực là hiếm có nên dân trong vùng rất nể vì. Năm đó ông Nhiếp vào tuổi 45, ông có một vợ và 3 con trai, con trai đầu vừa đúng 23 tuổi và con út vừa tròn 16.
Người con trai đầu của ông Nhiếp tên là Nhiêm, vừa cưới vợ được gần 5 tháng, vợ của Nhiêm tên là Lý và Lý chính là bắt nguồn của câu chuyện.
Từ ngày nàng Lý về nhà làm dâu nhà ông Nhiếp nàng bắt đầu khám phá ra gia đình nhà ông Nhiếp có một nếp sống kỳ lạ gần như bí ẩn, ngay đến cả người chồng đầu gối tay ấp của Lý cũng tỏ ra khó hiểu.
Tâm lý người đời là một khi thấy chuyện gì khó hiểu lạ lùng thì lại rất ưa tìm hiểu trường hợp của nàng Lý cũng vậy.
Nhiều khi Lý thủ thỉ hỏi chồng:
- Mình à! Hình như tôi thấy nhà mình có chuyện gì bí ẩn mà thấy mẹ cũng như mình cũng như mình và các chú đều giấu tôi phải không? Đã là chồng vợ thì mình nói cho tôi biết đi.
Nghe Lý hỏi, Nhiêm trả lời mập mờ rằng:
- Ối, có chuyện gì đâu mà bí ẩn, chẳng qua là chuyện làm ăn đó thôi, mình đừng có gấp tìm hiểu làm gì, một ngày nào rồi tôi sẽ kể cho mình nghe, chứ bây giờ thì chưa tiện.
- Mình bảo là không bí ẩn, mà tại sao mỗi lần tôi đi chợ thì thấy mẹ hoặc mình đều dặn bảo tôi mua nhiều thịt sống, nhưng khi mang thịt về thì không cho tôi nấu nướng lại mang lên nàh trên đưa vào bàn thời làm gì thế? Đã vậy cả nhà đều dặn và ngăn cấm không cho tôi vào nhà thờ là ý làm sao, không lẽ công chuyện làm ăn mà bí hiểm đến vậy sao? Vậy chớ thịt sống tôi mua về ai ăn mà hết?


Nhiều lần hỏi chồng như vậy và lần nào cũng bị chồng gạt đi để nói chuyện khác, nếu sự thắc mắc hoài nghi đối với Lý càng ngày càng lớn dần theo năm tháng, không dừng được, Lý răpó tâm tìm hiểu,> Một hôm sau khi đi chợ mua thit cho chồng rồi làm bộ đi ra nhà sau. Thấy vợ không quan tâm người chồng liền mang thịt heo lên nhà trên rồi đi vào bàn thờ dước bàn thờ có một chiếc lu lớn có đậy nắp cẩn thận, Nhiêm nhẹ nhàng thận trọng mở nắp lu lên miệng lẩm nhẩm đọc:
Lưỡng độc xà, lưỡng Độc xà
Mi ở nhà ta mi ở nhà ta
Đói ăn khát uống
Ta nuôi cho mi dống
Mi giúp cho ta nên
Tài lộc ta vững bền
Ta và mi cùng hưởng


đọc xong, Nhiêm thả thịt heo vào lu rồi đậy nắp lại bà thong thả đi ra nhà ngoài để làm những công việc nưh thường lệ và yên chí là vợ mình chẳng hề hay biết.
Nhưng Nhiêm đâu có ngờ rằng chính trong khi mà Nhiêm vào bàn thờ dỡ nắp lu lên miệng đọc lẩm nhẩn mấy câu thơ khó hiểu đó rồi bỏ thịt vào đạy nắp lu lại thì cũng chính là lúc mà Lý ở ngoài hè rình rập, dán hai mắt vào một lỗ nhỏ của vách nhà để nhìn những động tĩnh của Nhiêm, Lý đã thấy rõ tất cả.
Không thấy thì thôi, mà đã thấy thì Lý lại càng thắc mắc nhiều hơn nữa và chỉ mong cho cả nhà đi vắng để lên nhà thờ dỡ lu ra xem cho biết cái gì ở trong. Lý rắp tâm chờ đợi trong sư nôn nóng, ngày một ngày hai và cho đến một hôm, cơ hội đã đến với Lý.


Hôm đó cả nhà đều đi vắng. Sau khi chạy ra ngoài nhìn trước nhìn sau không có ai, Lý cài cổng cẩn thận rồi đi nhanh vào bàn thờ thận trọng dỡ nắp lu lên nhìn xem. Một cảnh tượng hãi hùng khiến Lý phải tái xanh mặt, tay chân run rẩy vội vàng đậy nắp lu lại. Số là khi nhìn vào trong lu, Lý thấy một đôi rắn xanh to lớn nằm cuộn tròn miệng há rộng như đớp mồi.
Hoảng quá, Lý chạy thật nhanh ra ngaòi, sau vài phút trôi qua, Lý bình tĩnh và tự nghĩ “Không hiểu vì sao gia đình nhà chồng mình lại nuôi rắn và nuôi rắn để làm gì? Tâm hồn Lý vốn mộc mạc chất phác , nàng nghĩ tiếp chẳng biết là nuôi rắn để làm gìm những loài rắn là loài độc ta cần phải giết đi mới được. Nghĩ là làm, Lý liền trở xuống nhà bếp đun ngay một nồi nước sôi lớn, sau khi nước sôi Lý bê lên nhà thờ mở nắp lu ra rồi bất ngờ nghiêng nồi nước sôi đổ úp vào lu rắn. Đôi rắn xanh bị mước sôi liền quẫy chết, giữa lúc đó, ngoài rẫy đậu hai vợ chồng ông Nhiếp và Nhiêm cùng hai con trai đang hái đậu bỗng dưng thét lên một tiếng lớn rồi ngã lăn ra tay chân co quắp, mắt trợn ngược, miệng ứa máu tươi, thân thể tím lịm giãy chết tức khắc.
Những người làm rẫy ở cạnh đó trông thấy đổ xô lạicứu chữa nhưng vô phương vì họ đã chết ngay.
Tin gia đình ông Nhiếp cả 5 người đều bị chết bất đắc kì tử được loan truyền rất nhanh. Người phụ nhau khiêng những xác chết về nhà trước sự sợ hãi thất thần của nàng Lý.


Lý như người điên loạn, hết ôm xác chồng khóc lóc kêu la lại ôm xác cha mẹ chồng và 2 cậu em chồng òa khóc. trước thảm họa tày trời đóm mọi người chung quanh bắt đầu đặt nghi vấn kẻ thì đưa ra giả thuyết này người thì lập luận nọ, có kẻ thì cho rằng bị ma hành quỷ lộng. Cuối cùng một giả thuyết được chấo nhận rất tai hại cho nàng Lý. Đó là giả thuyết bị đầu độc, và người bị tình nghi bỏ độc chính là nàng Lý.
Thế là nàng Lý bị bắt giữ để điều tra, còn lại 5 xác người được dân trong vùng họp lại tẩm niệm và chôn cất.
Thói thường “Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn ba ngày đường” và cũng chính nhờ miệng thế gian đồn đãi mà nàng Lý nhờ đó mới mở được oan tình.
Số là có ông thầy địa lý người Tàu rất am hiểu về ngãi nghệ và trùng độc đi ngang qua vùng này nghe tin truyền là 1 gia đình người chết bất đắc kỳ do sự đầu độc của nàng dâu, nên ông có vẻ  thắc mắc và nghi ngờ. Ông tìm đến nhà chức trách để xn đựoc hỏi thăm tội phạm với những lý lẽ mà ông cho rằng không phải đầu độc.


Thực ra nhà chức trách cũng đã ngờ như vậy nhưng vì chưa có yếu tố chính xác về cái chết của toàn gia ông Nhiếp nên buộc lòng phải giữ nàng Lý để điều tra và càng điều tra càng thấy rõ nàng Lý không phải là tội phạm, trước nghi vấn đó thì đột nhiên ông thầy xuất hiện và trình bày sự ngờ vực của mình. Ông thầy Tàu nói:
- Đây có thể là một trường hợp nuôi đôc bị phải độc, bởi vì chỉ có cái chết bị độc ngãi cắn hoặc phải độc ngãi thì thân mình mới bầm tím co quắp và trợn lên mà thôi. Quả nhiên sau khi gặp nàng Lým ông thầy Tàu gặng hỏi Lý là có thất gia đình chồng có gì káhc lạ, chẳng hạn như nuoi chuột, rắn, sâu lớn không?
Nàng Lý lúc bấy giờ đã trở lại trạng thái bình thường, ngoài sự khổ đau vì đại tang rất lớn nên khi được hỏi,nàng nhớ đến đôi rắn xanh ở trong lu bị mình giết bèn đem kể lại đầu đuôi câu chuyện từ khi mình về làm dâu nhà ông Nhiếp, thấy chuyện lạ khi phát giác ra đôi rắn xanh ở trong lu, rồi nấu nước sôi đổ vào giết đi, tất cả nàng Lý kể lai rất rỗ ràng cho nhà chức trách và ông thầy Tàu nghe.


Nghe xong câu chuyện của Nàng Lý, ông thầy Tầu gật gù và quay lại nói cho nhà chức trách nghe, thủ phạm giết chết cả gia điùnh chồng chính là nàng Lý và nàng Lý cũng chính là cứu tinh của dân trong vùng. Ông giải thích:
Chính gia đình ông Nhiếpp đã nuôi ngãi trung độc để hại người và cầu lợi cho mình.
Con độc sống với chủ rất trung thành và luôn luôn làm theo lệnh của chủ. Suốt ngày nằm một chỗ, nhưng khi chủ sau khiến thì dù phải vượt hàng trăm cây số con độc cũng vượt đi.


Mỗi người nuôi độc đều có thứ tiếng nói riêng với con độc. Và trung bình ba năm người nuôi độc phải dùng con độc của mình để giết chết một người, có như thế sự làm ăn mới phát đạt được. Cách thức giết người thì tùy theo cách điều khiển của chủ độc, chỉ cần con độc cắn vào người nào thì người đó chết ngay. Một khi người chủ độc không muốn nuôi độc nữa thì phải sắm đủ lễ lộc gồm có đèn nhang, 24 con gà sống, một thúng gạo nếp chờ đến canh khuya mang con độc cùng với các lễ vật đi về phía đông cách nhà trên 3 cây số, tìm một khoảng đất trống đặt lễ vật xuống đốt nhang đèn cũngs vái tứ phương rồi thả gà ra và luôn con độc. Thả độc xong chủ độc im lặng bỏ về nhà bằng con đường khác mà không đi theo lối cũ.
Từ đó con độc sống chết ra sao hoặc đi đâu không ai biết, chỉ có điều chắc chắn là con độc không hại người nữa.


Có một cách để biết nhà có nuôi độc là khi vào nhà người ta chỉ cần úp chiếc nón xuống đất là biết ngay, bởi vì chủ độc sẽ vội vàng dỡ chiếc nón lên và lật ngửa đêm cất chỗ khác, nếu không dở nón lên cất thì con vật sẽ cất lên tiếng kêu kỳ quái và tìm đủ mọi cách để thoát ra bò quanh chiếc nón cho bằng được.


Sau khi nghe lời giải thích của ông thầy Tầu, nhà chức trách sở tại liền cùng ông thầy Tầu đi với nàng Lý về nhà ông Nhiếp mở lu ra xem, quả nhiên có đôi rắn xanh chết sình thúi ở trong lu, ông thầy Tầu giải thích thêm rằng gia đình nào nuôi độc thì tính mạng mình gắn liền với con độc nếu vì bất cứ một lẽ gì mà con độc chết thì tất cả gia chủ đều chết theo tức khắc, sở dĩ nàng Lý giết độc mà nàng không chết theo gia đình chồng vì nàng được gia đình chồng xem như người ngoài cuộc.


Thế là nàng Lý được tha nhờ ông thầy Tầu và dân trong vùng mới biết được là sở dĩ lâu nay trong vùng có người chết vì bệnh lạ tất cả đều do bàn tay hạ độc của gia đình ông Nhiếp. Từ đó họ mới an tâm làm ăn và xem nàng Lý như vị cứu tinh của họ.


Trên đây là câu chuyện có thực xảy ra ở Lai Châu. Ngày nay sự văn minh đã cảm hóa được con người nên lối dùng độc theo kiểu này cũng không còn nữa, đó cũng là một sự may lớn cho xã hội vậy. 

No comments:

Post a Comment