Wednesday, March 7, 2012

Câu chuyện nhập cư của tôi ..

Sáng nay được chị bạn chuyển cho QN cái link này , nghe cô gái kể chuyện về hành trình nhập cư của mình khá lý thú  . Đâu đó thấp thoáng một phần đời mỗi người tỵ nạn chúng ta . QN xin chuyển tiếp đến bạn đọc .
  
(click vô Share dưới khung hình , chọn  Vietnamese, click vào , sẽ có lời dịch)
                                                   Enjoy . 

            http://www.ted.com/talks/lang/vi/tan_le_my_immigration_story.html

 

Năm 2010, kỹ sư công nghệ Tân Lê lên sân khấu TEDGlobal (TED Quốc tế) để minh họa một giao diện mới, đầy ấn tượng . Nhưng nay, trên TEDxWomen (TED Phụ nữ), chị thuật lại một câu chuyện rất riêng tư: chuyện gia đình chị -- mẹ, bà và em gái -- đã chạy khỏi Việt Nam và xây dựng cuộc sống mới như thế nào.

Tan Le is the founder & CEO of Emotiv Lifescience, a bioinformatics company that's working on identifying biomarkers for mental and other neurological conditions using electroencephalography (EEG)
*** 

Tạm dịch :
 
0:15
Làm sao tôi có thể trình bày trong 10 phút
0:18
về sợi dây liên kết những người phụ nữ qua ba thế hệ,
0:21
về việc làm thế nào những sợi dây mạnh mẽ đáng kinh ngạc ấy
0:24
đã níu chặt lấy cuộc sống
0:26
của một cô bé bốn tuổi
0:28
co quắp với đứa em gái nhỏ của cô bé,
0:30
với mẹ và bà
0:32
trong suốt năm ngày đêm
0:34
trên con thuyền nhỏ lênh đênh trên Biển Đông
0:36
hơn 30 năm trước,
0:39
những sợi dây liên kết đã níu lấy cuộc đời cô bé ấy
0:41
và không bao giờ rời đi --
0:44
cô bé ấy giờ sống ở San Francisco
0:46
và đang nói chuyện với các bạn hôm nay?
0:49
Câu chuyện này chưa kết thúc.
0:52
Nó là một trò chơi ghép hình vẫn đang được xếp.
0:55
Hãy để tôi kể cho các bạn về vài mảnh ghép nhé.
0:59
Hãy tưởng tượng mảnh đầu tiên:
1:01
một người đàn ông đốt cháy sự nghiệp cả đời mình.
1:04
Ông là nhà thơ, nhà viết kịch,
1:07
một người mà cả cuộc đời
1:09
chênh vênh trên tia hi vọng duy nhất
1:11
rằng đất nước ông sẽ độc lập tự do.
1:14
Hãy tưởng tượng ông, một người cộng sản tiến vào Sài Gòn,
1:17
đối diện sự thật
1:19
rằng cả cuộc đời ông đã phí hoài.
1:21
Ngôn từ, qua bao năm tháng là bạn đồng hành với ông, giờ quay ra chế giễu ông.
1:24
Ông rút lui vào yên lặng.
1:27
Ông qua đời, bị lịch sử quật ngã.
1:31
Ông là ông của tôi.
1:33
Tôi chưa bao giờ gặp ông ngoài đời.
1:37
Nhưng cuộc đời ta nhiều hơn những gì ta lưu trong kí ức nhiều.
1:41
Bà tôi chưa bao giờ cho phép tôi quên cuộc đời của ông.
1:44
Nhiệm vụ của tôi là không để cuộc đời ấy qua trong vô vọng,
1:47
và bài học của tôi là nhận ra
1:49
rằng, vâng, lịch sử đã cố quật ngã chúng tôi,
1:52
nhưng chúng tôi đã chịu đựng được.
1:54
Mảnh ghép tiếp theo của tấm hình
1:56
là một con thuyền trong sớm hoàng hôn
1:58
lặng lẽ trườn ra biển.
2:01
Mẹ tôi, Mai, mới 18 tuổi
2:03
khi ba của mẹ mất --
2:05
đã lập gia đình, một cuộc hôn nhân sắp đặt trước,
2:07
đã có hai cô con gái nhỏ.
2:10
Với mẹ, cuộc đời cô đọng vào nhiệm vụ duy nhất:
2:13
để gia đình mẹ trốn thoát
2:15
và bắt đầu cuộc sống mới ở Úc.
2:18
Mẹ không bao giờ chấp nhận được
2:20
là mẹ sẽ không thành công.
2:22
Thế là sau bốn năm, một trường thiên đằng đẵng hơn cả trong truyện,
2:25
một chiếc thuyền trườn ra biển
2:27
ngụy trang là thuyền đánh cá.
2:30
Tất cả những người lớn đều biết các rủi ro.
2:33
Nỗi sợ hãi lớn nhất là cướp biển,
2:35
nạn cưỡng hiếp, và cái chết.
2:37
Như hầu hết người lớn trên thuyền,
2:39
mẹ tôi mang theo một chai thuốc độc nhỏ.
2:43
Nếu chúng tôi bị bắt, đầu tiên là em tôi và tôi,
2:46
rồi mẹ và bà sẽ uống.
2:50
Kí ức sớm nhất tôi nhớ được là từ cái thuyền --
2:52
tiếng động cơ đều đều,
2:54
mạn tiền con thuyền chìm vào mỗi đợt sóng,
2:57
chân trời mênh mông trống trải.
3:00
Tôi không nhớ lũ cướp biến đã đến rất nhiều lần,
3:03
nhưng bị lừa bỏ đi bởi sự dũng cảm
3:05
của những người đàn ông trên thuyền,
3:07
hay là khi máy tàu bị chết
3:09
và không khởi động được trong suốt sáu tiếng đồng hồ.
3:12
Nhưng tôi nhớ được ánh đèn từ giàn khoan dầu
3:14
ngoài bờ biển Malaysia
3:16
và một anh thanh niên đã quỵ ngã rồi qua đời,
3:19
cái kết của cuộc hành trình là quá sức chịu đựng với anh,
3:22
và quả táo đầu tiên tôi được nếm,
3:24
quả táo mà công nhân trên giàn khoan dầu cho tôi,
3:27
Không có quả táo nào ngon được đến thế.
3:32
Sau ba tháng trong trại tị nạn tập trung,
3:34
chúng tôi đặt chân tới Melbourne.
3:36
Và mảnh ghép tiếp theo của bức tranh
3:38
là về bốn người phụ nữ, ba thế hệ
3:41
cùng nhau định hình cuộc sống mới.
3:44
Chúng tôi định cư ở Footscray,
3:46
vùng ngoại ô cho dân lao động
3:48
trong đó dân số là các tầng lớp người nhập cư.
3:51
Không như những vùng ngoại ô ổn định cho giai cấp trung lưu,
3:53
mà tôi không hề biết là có tồn tại,
3:55
chẳng có tí quyền lợi nào ở Footscray.
3:58
Mùi từ các cửa hàng đến từ khắp thế giới.
4:01
Và những mảnh tiếng Anh đứt quãng
4:03
trong cuộc hội thoại giữa những con người
4:05
có duy một điểm chung,
4:07
họ đang bắt đầu lại từ đầu.
4:10
Mẹ tôi làm việc trong trang trại,
4:12
rồi trong dây chuyền sản xuất ô tô,
4:14
làm việc tuần sáu ngày, hai ca.
4:16
Thế mà mẹ vẫn kiếm ra thời gian học tiếng Anh
4:19
và lấy bằng công nghệ thông tin.
4:21
Chúng tôi rất nghèo.
4:23
Từng đồng tiền đều được cân nhắc
4:25
và tiền học thêm tiếng Anh và toán
4:27
được đặt riêng ra
4:29
bất kể việc khoản nào phải trừ bớt đi,
4:32
thường thì đó là quần áo mới;
4:34
quần áo chúng tôi lúc nào cũng là đồ cũ.
4:36
Hai đôi tất để đi học,
4:39
mỗi đôi để che lỗ thủng trên đôi kia.
4:41
Một bộ đồng phục dài tới mắt cá,
4:43
vì phải dành mặc đến sáu năm.
4:47
Thỉnh thoảng, dù ít, tôi nghe thấy tràng chế giễu xé lòng
4:49
"đồ mắt hí"
4:51
và thỉnh thoảng có hình vẽ trên tường:
4:53
"Lũ châu Á, cút về nhà."
4:55
Về nhà ở đâu?
4:57
Có chút gì cứng lại trong tôi.
5:00
Niềm quyết tâm tụ lại
5:02
và một giọng lặng lẽ nói, "Tôi sẽ đi vòng qua mọi trở ngại."
5:06
Mẹ tôi, em gái và tôi
5:08
ngủ chung trên một chiếc giường.
5:11
Mẹ tôi tối nào cũng kiệt sức,
5:13
nhưng chúng tôi kể cho nhau nghe chuyện trong ngày
5:15
và nghe tiếng bà tôi
5:17
đi lại quanh nhà.
5:19
Mẹ tôi bị bao nhiêu ác mộng
5:21
về chiếc thuyền.
5:24
Nhiệm vụ của tôi là thức đến khi mẹ bị ác mộng hành hạ
5:27
để gọi mẹ dậy.
5:30
Mẹ mở cửa hàng máy tính
5:32
rồi học nghề chuyên viên thẩm mỹ
5:34
và mở một cơ sở kinh doanh khác.
5:36
Và rồi bao người phụ nữ đến kể câu chuyện của họ
5:38
về những gã đàn ông không thể hòa nhập với cuộc sống mới,
5:40
giận dữ và cứng nhắc,
5:42
và những đứa trẻ bấn loạn giữa hai thế giới.
5:45
Chúng tôi kiếm tìm trợ cấp và những nhà tài trợ.
5:48
Các trung tâm được thành lập.
5:50
Tôi sống trong hai thế giới song song.
5:52
Trong một thế giới, tôi là học sinh gốc Á điển hình,
5:56
đòi hỏi khắc nghiệt từ chính mình.
5:59
Trong thế giới kia, tôi vướng mắc trong những mảnh đời bấp bênh,
6:02
bị tổn thương bi thảm vì bạo lực,
6:04
nghiện ngập và cô quạnh.
6:07
Nhưng qua năm tháng rất nhiều em đã được giúp đỡ.
6:09
Và vì công tác đó, khi tôi là sinh viên luật năm cuối,
6:12
tôi được bầu là Thanh niên Úc của năm.
6:15
Và tôi bị phóng
6:17
từ mảnh ghép xếp hình này sang mảnh khác,
6:19
nhưng chúng không ghép vừa với nhau.
6:21
Tan Le, cư dân vô danh ở khu Footscray,
6:23
giờ là Tan Le, người tị nạn và hoạt động xã hội,
6:27
được mời nói chuyện ở các địa điểm cô chưa bao giờ nghe tới
6:30
được mời vào những nhà mà cô chưa bao giờ tưởng tượng được
6:32
là có tồn tại.
6:34
Tôi không biết các qui trình.
6:36
Tôi không biết cách dùng thìa dĩa.
6:39
Tôi không biết nói chuyện về rượu.
6:42
Tôi không biết nói về cái gì hết.
6:46
Tôi muốn rút về cái lề thói hàng ngày và sự dễ chịu
6:49
của cuộc sống trong khu ngoại ô không ai hay biết --
6:52
người bà, người mẹ và hai con gái
6:55
kết thúc mỗi ngày như bao ngày trong suốt 20 năm,
6:58
kể cho nhau nghe chuyện trong ngày
7:00
rồi thiếp ngủ,
7:02
ba người chúng tôi vẫn chung một giường.
7:06
Tôi bảo mẹ là tôi không thể làm được.
7:10
Mẹ nhắc tôi là bấy giờ tôi cũng bằng tuổi mẹ
7:13
khi chúng tôi lên thuyền.
7:16
Nói 'không' chưa bao giờ là một lựa chọn.
7:19
"Cứ làm đi," mẹ nói,
7:21
"và đừng cố trở thành người khác."
7:24
Thế là tôi nói về nạn thanh niên thất nghiệp và giáo dục,
7:27
và về những người bị xã hội cách li, bị mất quyền lợi và bỏ rơi.
7:30
Và tôi càng nói thật lòng,
7:32
tôi càng được mời nói nhiều.
7:35
Tôi gặp những người từ mọi tầng lớp xã hội,
7:38
rất nhiều người đang làm việc họ yêu thích,
7:40
sống tại ranh giới của cơ hội.
7:43
Và dù tôi tốt nghiệp,
7:46
tôi nhận ra rằng tôi không thể yên phận trong nghề luật.
7:49
Bức xếp hình cần một mảnh nữa.
7:52
Và cùng lúc tôi nhận ra
7:55
rằng làm kẻ ngoại đạo cũng được thôi,
7:57
người mới đến,
7:59
mới hiện diện --
8:01
và không chỉ là được thôi,
8:03
mà là một điều ta cần biết ơn,
8:05
có thể là một món quà từ chiếc thuyền.
8:08
Bởi vì làm người đứng phía trong
8:10
có thể dễ bị thu hẹp tầm nhìn,
8:12
có thể dễ dàng
8:14
chấp nhận những định kiến trong khu vực của bạn.
8:17
Giờ đây tôi đã bước ra ngoài 'vùng an toàn' của mình đủ
8:20
để biết rằng, vâng, thế giới có thể sụp đổ
8:22
nhưng không theo cách bạn sợ hãi đâu.
8:25
Những khả năng mà trước đây sẽ không được cho phép
8:27
được khuyến khích rất nhiều.
8:29
Có một nguồn năng lượng ngoài đó,
8:31
một niềm lạc quan khôn nguôi,
8:33
một sự pha trộn kì lạ của sự khiêm nhường và liều lĩnh.
8:36
Thế nên tôi đi theo linh cảm của mình.
8:38
Tôi thu thập được một đội nhỏ
8:41
với chúng tôi cái tựa "Không làm được đâu"
8:43
là một thử thách hấp dẫn không cưỡng được.
8:46
Trong suốt một năm chúng tôi không một xu dính túi.
8:48
Hết ngày, tôi làm một nồi súp khổng lồ
8:50
để chúng tôi cùng ăn.
8:52
Chúng tôi làm việc đến đêm khuya.
8:55
Hầu hết ý tưởng của chúng tôi đều điên khùng,
8:57
nhưng vài ý tưởng vô cùng tuyệt vời,
8:59
và chúng tôi tạo ra đột phá.
9:02
Tôi quyết định chuyển tới nước Mỹ
9:04
sau có một chuyến đi.
9:06
Lại là linh cảm.
9:08
Ba tháng sau tôi chuyển địa điểm
9:10
và chuyến phiêu lưu lại tiếp diễn.
9:13
Trước khi tôi kết thúc,
9:15
hãy đế tôi kể cho các bạn về bà tôi.
9:18
Bà lớn lên trong thời kì
9:20
mà đạo Khổng là chuẩn mực xã hội
9:22
và quan lại địa phương có quyền sinh quyền sát.
9:25
Cuộc sống đã là như vậy trong hàng thế kỷ rồi.
9:28
Ba của bà mất ngay sau khi bà ra đời.
9:32
Mẹ của bà một mình nuôi bà lớn.
9:35
Năm 17 tuổi, bà trở thành vợ hai
9:38
của một ông quan, mẫu thân ông quan này đánh đập bà.
9:41
Và dầu vấp phải sự không ủng hộ của chồng,
9:43
bà gây chấn động khi kiện ông ta ra tòa
9:46
và tự khởi tố,
9:48
và còn gây chấn động mạnh hơn khi bà thắng kiện.
9:51
(Tiếng cười)
9:53
(Vỗ tay)
9:57
"Không làm được đâu" bị chứng minh là sai.
10:03
Tôi đang tắm trong một phòng khách sạn ở Sydney
10:06
vào thời khắc bà mất
10:08
cách đó 600 dặm, ở Melbourne.
10:11
Tôi nhìn qua tấm kính cửa
10:13
và thấy bà đứng ở bên kia
10:16
tôi biết bà đã đến để tạm biệt tôi.
10:18
Vài phút sau mẹ tôi gọi điện.
10:21
Vài ngày sau,
10:23
chúng tôi đến một ngôi chùa đạo Phật ở Footscray
10:25
và ngồi quanh quan tài của bà.
10:27
Chúng tôi kể chuyện cho bà
10:29
và cam đoan với bà là chúng tôi luôn ở bên bà.
10:32
Lúc nửa đêm một nhà sư đến
10:35
và bảo chúng tôi là ông phải đóng quan tài rồi.
10:38
Mẹ bảo chúng tôi cảm nhận tay bà tôi.
10:41
Mẹ tôi hỏi nhà sư,
10:43
"Tại sao tay mẹ tôi ấm thế
10:45
mà cả người lại lạnh ngắt?"
10:48
"Bởi vì từ sáng các chị đã cầm tay bà," ông nói.
10:52
"Các chị không hề buông tay."
10:57
Nếu có một nguồn lực trong gia đình chúng tôi,
10:59
nguồn ấy truyền qua những người phụ nữ.
11:01
Bởi vì chúng tôi là ai và cuộc đời đã định hình chúng tôi như thế nào,
11:04
giờ chúng tôi có thể thấy rằng
11:06
những người đàn ông mà có thể đã đi vào cuộc đời của chúng tôi
11:08
sẽ ngăn trở chúng tôi.
11:10
Thất bại sẽ đến một cách dễ dàng.
11:13
Giờ đây tôi cũng muốn có con,
11:15
và tôi băn khoăn về con thuyền.
11:18
Có ai muốn con của họ phải trải qua con thuyền ấy?
11:21
Nhưng tôi sợ đặc quyền đặc lợi,
11:23
sợ cuộc sống thoải mái,
11:25
sợ quyền sở hữu.
11:27
Liệu tôi có thể cho con tôi một mạn thuyền trong cuộc đời,
11:29
mạnh mẽ chìm vào mỗi đợt sóng,
11:32
tiếng động cơ đều đều không đứt,
11:35
chân trời mênh mông
11:37
không hứa hẹn điều gì cả?
11:39
Tôi không biết.
11:41
Nhưng nếu tôi có thể cho điều đó
11:43
và vẫn thấy con tôi yên bình vượt qua,
11:45
tôi sẽ cho con tôi.
11:48
(Vỗ tay)
12:00
Trevor Neilson: Và vâng, mẹ của chị Tan hôm nay cũng ở đây
12:03
ở hàng ghế thứ tư hay năm.
12:06
(Vỗ tay) .....

Tố Trần (chuyển tiếp)
____________________________________________________________________________

1 comment:

  1. Câu chuyện đơn giản , không xa lạ với người Việt tỵ nạn , nhưng lý thú ở chổ diễn giả nói cho người ngoại quốc nghe . Họ cần hiểu thêm vể đoạn đường đầy máu và nước mắt của chúng ta đã đi qua .
    Tôi có gởi đoạn link này cho các con chúng tôi , các cháu sinh và lớn lên bên này ... đây là một đoạn nói chuyện có tính thuyết phục một cách tự nhiên . Rất có ích , dể đi vào lòng người .
    NT
    Cám ơn QN đã post .

    ReplyDelete