Huyết áp là chỉ số sức khỏe cực kỳ quan trọng. Đo huyết áp thường có 3 con số ví dụ như 128/78/70. Số đầu tiên là huyết áp đo bằng mmHg, khi tim chúng ta bóp lại, đẩy mạnh máu đi. Số thứ hai là huyết áp khi tim thả lỏng ra, và số cuối cùng là nhịp tim. Cao huyết áp là khi số trên chỉ số HA phía trên liên tục cao hơn 130 hoặc số dưới cao hơn 90. Nhịp tim bình thường trong khoảng 60-100.
Nhiều quý vị đến văn phòng BS kiểm tra huyết áp thường thấy cao hơn khi đo ở nhà. Có nhiều lý do khiến huyết áp ở phòng khám cao hơn ở nhà ví dụ như lo nghĩ về bệnh, vừa phải chạy cho kịp giờ hẹn.
Đo HA đúng cách là khi quý vị ngồi nghỉ ở nhà, ngồi thẳng lưng, đo bên tay trái, chân để dưới đất, và đo cùng một giờ trong ngày. Quý vị có thể đo buổi sáng hay buổi chiều.
Khi đo ở nhà, lại có nhiều cách đo khiến quý vị đo HA sai cách:
- Ngồi chéo chân, có thể tăng HA 10-20 mmHg
- Vừa đo HA vừa nói chuyện hay xem mạng xã hội có thể tăng HA 5-15 mmHg
- Hút thuốc buổi sáng có thể tăng HA 10-20 mmHg
- Không ngồi thẳng, hoặc chân co lên có thể tăng HA lên 10 mmHg
- Chưa đi tiểu, mắc tiểu có tăng HA 10-20 mmHg (do bọng đái tích nước)
- Băng quấn đo HA nhỏ có thể tăng HA 5-10mmHg
- Uống Cafe trong vòng nửa giờ có thể tăng HA 5-10 mmHg
Đo Huyết Áp đúng là bước đầu tiên để chẩn đoán đúng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng của cao HA như suy thận, đột quỵ, hay trụy tim.
Mùa hè năm 1973, tôi 16 tuổi. Cái tuổi đứng lưng chừng giữa dại khờ và người lớn. Cái tuổi chưa có gì, nhưng lòng có ít ngỗn ngang mơ mộng.
Đó cũng là năm trung úy phi công Ngô Thành Bản – sau hơn hai năm tu nghiệp ở Mỹ – trở về quê nhà. Anh mang theo một món quà lạ: cuốn phim màu Summer of ’42. Em trai anh, bạn tôi – Ngô Thành Chương – rủ tôi và vài người bạn đến nhà xem. Phim chiếu bằng máy 16mm, không phụ đề, nhưng được anh Bản dịch trực tiếp bằng giọng trầm ấm, đều đặn như ru.
Phim chiếu xong. Đám bạn tôi rôm rả bình luận, háo hức như vừa được khai sáng điều gì đó lớn lao. Riêng tôi, ngồi yên. Không phải vì không hiểu, mà vì trong lòng vừa trỗi dậy một cảm xúc lạ. Buổi tối trên đường đi bộ về – từ bến xe đò Qui Nhơn đến con đường Ký Con, trước mặt trường tiểu học Mai Xuân Thưởng – tôi cứ như đang đi trong sương. Cảnh phim vẫn còn đọng trong đầu: những bãi biển hoang sơ, ánh trăng nhạt nhòa, tiếng sóng vỗ nhẹ… và đôi mắt xa xăm của Dorothy.
Tôi mới 16. Nhưng cảm xúc lúc ấy thì không còn trẻ con. Cứ như có gì đó âm ấm, nặng trĩu vừa rơi vào lòng – không hẳn buồn, không hẳn vui, chỉ lạ lùng và… thân thuộc. Như thể tôi đã từng đi qua điều ấy, dù thật ra chưa từng.
Đó cũng là lần đầu tôi biết rung động trước cái đẹp theo cách của người lớn. Dorothy, vai chính trong movie không phải một “cô gái dễ thương” như nhiều bạn nữ cùng lớp của tôi. Cô là phụ nữ – với ánh nhìn buồn, cử chỉ dịu dàng, và vẻ đẹp gợi cảm nhưng không phô bày. Chỉ cần một cử động nhẹ, một ánh mắt đủ lâu… cũng làm tim tôi đập loạn. Tôi nhớ mình đỏ mặt trong bóng tối khi cô tựa vào vai Hermie. Không có cảnh nóng. Không cần lời nói. Nhưng cả cơ thể tôi biết rằng mình vừa chạm vào thứ gì đó không thể quay lại như trước được nữa.
Tôi không biết gọi tên cảm xúc đó là gì. Không hẳn là tình yêu. Cũng không phải ham muốn. Nó là một thứ pha trộn giữa khát khao và bối rối, giữa ngưỡng mộ và hụt hẫng – như thể có một cánh cửa vừa mở ra bên trong tôi, không ai thấy, không ai nói, nhưng tôi biết mình đã khác đi.
Tôi nghĩ về mùa hè của mình 1973, sắp tới quê nhà Nhơn Lý Qui Nhơn: tắm biển, lướt sóng, ngồi trên dốc cát trắng cao ngắm trăng, hát nghêu ngao, ăn chè, ăn bánh canh cá hoặc chọc ghẹo mấy cô bạn gái cùng quê. Nhưng những tưởng tượng vui nhộn ấy nhanh chóng bị lấn át bởi hình ảnh Dorothy rời đi – lặng lẽ. Và tôi thì thấy mình cũng đứng đó, trong cái lặng im kéo dài, ngơ ngác trước thứ tình cảm chưa kịp gọi tên đã phải buông tay.
Nhiều năm sau...
Sau biến cố 1975, tôi định cư ở California. Một chiều cuối năm 1983 trong lúc dọn dẹp nhà tôi bất ngờ thấy lại Summer of ’42 – cuốn băng tôi đã mua từ một nhà "garage sales" ở San Jose California. Hộp băng đã sờn góc, bìa giấy phai màu, nhưng tên phim vẫn nằm đó – quen thuộc như một nốt nhạc không thể lẫn.
Tôi đứng lặng hồi lâu, cầm cuộn băng trên tay mà như chạm vào chính mình năm mười sáu tuổi. Không còn Qui Nhơn, không còn dốc cát trắng ở Nhơn Lý, không còn những tà áo trắng đi qua con hẽm nhỏ 52/4 Nguyễn Huệ tới Ký Con về Võ Tánh.
Chỉ còn tôi – một chàng trai 26 tuổi nơi xứ lạ, và một phần ký ức chưa bao giờ rời đi.
Đêm hôm đó, khi mọi người đã ngủ, tôi một mình bật lại cuốn băng. Hình ảnh hiện ra, nhòe nhẹ như một giấc mơ cũ: Hermie, bãi biển New England, Dorothy và những buổi chiều hè lặng gió. Phim vẫn vậy. Mọi thứ vẫn dịu dàng, vẫn chậm rãi, vẫn sâu sắc như lần đầu. Nhưng lần này, cảm xúc trong tôi đã khác.
Tôi không còn thấy đỏ mặt hay xao xuyến như cậu bé 16 tuổi năm nào. Thay vào đó là một nỗi xót xa. Dorothy giờ đây không còn là biểu tượng của vẻ đẹp quyến rũ nữa, mà là hiện thân của nỗi cô đơn – điềm tĩnh, nhẫn nhịn và bất lực. Cô không cần ai cứu, nhưng ai cũng muốn được là người nắm tay cô một lần.
Còn Hermie – tôi không thấy cậu dại khờ nữa, mà thấy thương. Một đứa trẻ buộc phải lớn lên quá sớm, trong một đêm quá ngắn. Một lần va đập với thực tại quá lớn để trái tim non nớt hiểu nổi. Giống như tôi năm đó, sau buổi xem phim, đã bước những bước đầu tiên vào vùng đất lạ lẫm của cảm xúc – không ai dắt tay, không có bảng chỉ đường, nhưng không thể quay lui.
Phim kết thúc. Tôi ngồi yên trong bóng tối, không vì hoài niệm, mà vì biết ơn. Cảm ơn cái hè năm 1973, cảm ơn cuốn phim đã gieo vào tôi một thứ xúc cảm tinh tế mà mãi về sau vẫn còn nguyên vẹn. Có những mùa hè không thuộc về mình – nhưng khi đã sống qua bằng cả trái tim, thì chúng vẫn là một phần đời.
Summer of ’42 không chỉ là một bộ phim. Với tôi, đó là một ngưỡng cửa, một vết khâu mềm trong ký ức. Một lần rung động thật – đầu tiên và không thể lặp lại.
h.phan 06.01.2025
******** Vài nét về cuốn film Summer of 42 ******
"Summer of '42" là một bộ phim chính kịch về tuổi trưởng thành năm 1971 do Robert Mulligan đạo diễn và Herman Raucher viết kịch bản, dựa trên tiểu thuyết bán tự truyện của chính Raucher. Bộ phim lấy bối cảnh trong Thế chiến II tại đảo Nantucket vào mùa hè năm 1942.
Câu chuyện kể về Hermie 15 tuổi (Gary Grimes), người say mê Dorothy (Jennifer O'Neill), một phụ nữ trẻ đã có chồng nhưng chồng cô đang ra trận. Trong khi các bạn của Hermie là Oscy và Benjie đang bận tâm với những mối quan tâm thông thường của tuổi teen, Hermie lại thấy mình bị cuốn vào một mối quan hệ trưởng thành hơn khi cậu giúp Dorothy làm việc nhà và chạy việc vặt.
Bộ phim khám phá những chủ đề về sự ngây thơ, sự thức tỉnh tình dục và sự mất đi tuổi thơ trong thời chiến. Phim đặc biệt nổi bật với cách xử lý tinh tế trải nghiệm tình dục đầu tiên của một người trẻ và bản chất vừa ngọt ngào vừa cay đắng của tình yêu thời chiến. Bộ phim có tông điệu hoài niệm, u sầu, tóm lược được cả vẻ đẹp lẫn nỗi buồn của tình yêu mùa hè thoáng qua.
"Summer of '42" thành công cả về mặt phê bình và thương mại, thu về hơn 20 triệu đô la phòng vé. Jennifer O'Neill nhận được đề cử Quả cầu vàng cho diễn xuất của mình, và nhạc phim do Michel Legrand sáng tác đã giành giải Oscar cho Nhạc phim gốc hay nhất. Bài hát chủ đề "The Summer Knows" trở nên khá nổi tiếng.
Bộ phim được nhớ đến như một tác phẩm của điện ảnh thập niên 1970 và thường được coi là một trong những phim về tuổi trưởng thành hay nhất thời đại đó, được khen ngợi vì khắc họa chân thực tuổi vị thành niên và bầu không khí thời đại gợi cảm xúc.
Có một ngày, ta chậm rãi bước vào
tuổi già – cái tuổi không còn lo toan cơm áo, cũng chẳng còn nhiều hoài bão
phải theo đuổi. Chỉ còn lại ta, cùng những ký ức, những thói quen cũ, và người
bạn đời – nếu vẫn còn may mắn bên cạnh.
Khi con cái đã trưởng thành, bay đi
theo những chân trời riêng của chúng. Khi bạn bè không còn gặp nhau thường
xuyên như trước. Khi sức khỏe bắt đầu chậm lại, trí nhớ đôi khi lỡ nhịp, ta mới
thấy điều đáng sợ nhất không phải là bệnh tật hay già yếu, mà là sự cô đơn –
ngay cả khi đang ở bên một người từng rất thân thuộc.
Bởi có những cặp vợ chồng sống cạnh
nhau cả đời nhưng đến cuối cùng lại xa lạ, không còn gì để nói, không còn gì để
chia sẻ. Người này ngồi phòng này, người kia ngồi phòng kia. Cơm ăn chung mâm,
nhưng lòng mỗi người một hướng. Họ đã từng thương nhau rất nhiều, nhưng rồi
cuộc sống cuốn đi, chẳng ai còn đủ kiên nhẫn để lắng nghe, để quan tâm, để chăm
sóc nhau như thuở ban đầu.
Tuổi già, nếu không còn một bàn tay
ấm áp để nắm lấy, không còn một giọng nói quen thuộc để thủ thỉ, thì dù nhà có
rộng, tiền có nhiều, lòng vẫn lạnh lẽo như căn phòng không ai thắp đèn.
Thế nên, khi còn nhau, hãy đối xử
với nhau thật tử tế. Hãy hỏi han nhau nhiều hơn một chút, ngồi cạnh nhau lâu
hơn một chút, nắm tay nhau chặt hơn một chút. Đừng để đến khi một người rời đi
mới giật mình nhận ra – hóa ra, điều mình cần nhất ở đoạn cuối đời lại chỉ là
một người ngồi cạnh, im lặng cũng được, miễn là còn ở bên.
Tuổi già không tránh được sự lặng
lẽ, nhưng nếu có một người cùng mình đi qua những buổi sáng chậm, những chiều
muộn không vội vàng, thì mọi thứ bỗng nhẹ nhàng biết bao.
Và, nếu được ước một
điều cho đoạn cuối của cuộc đời, xin được ước rằng :"Chúng ta vẫn còn bên nhau – không chỉ là
cùng sống, mà là cùng thương"...
Chiều nay tôi đi Costco, thấy hạt hạnh nhân nên nhấc 1 gói hạt thô, ko phải loại đã rang thơm vốn rất tiện chỉ bốc ăn.
Gói hạt này tôi về rửa sạch xong ngâm 3-5 ngày, mỗi ngày thay nước. Để ngoài deck ( hiện nhiệt độ 7-20 độ C), nếu ở xứ nóng như Sài Gòn thì cứ cho vào trong tủ lạnh kẻo bị chua. Tôi ngâm đến khi nứt nanh nảy mầm, thì rửa lại. Chia phần làm sữa hạnh nhân, để đông lạnh từng gói nhỏ.
Khi cần làm sữa thì cứ lấy ra cho thẳng vào máy xay Vitamix cùng ít hạt điều sống, it muối hồng, ít chà là, ít vanilla, uống sạch không lọc bã , không nấu gì cả.
Hạt khi ngâm xong thay vì dẹp lép thì nở đều tròn to rất đẹp
Một nửa tôi cho lò nướng thơm xong bỏ lọ ăn dần.
- Lợi ích của việc ngâm hạt:
Khi hạt hạnh nhân nảy mầm, hàm lượng vitamin, nhất là Vit E , enzyme và chất chống oxy hóa tăng lên, đồng thời các chất ức chế enzyme và axit phytic – vốn làm giảm hấp thu khoáng chất – cũng bị loại bỏ nhiều hơn, giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Tôi cũng ngâm gạo lứt như vậy. Nấu cơm xong chia thành từng phần đông lạnh. Khi nào ăn lấy phần đó ra xịt nước rồi hâm lò viba
Ăn cơm nguội có tinh bột kháng nhiều hơn cơm nóng, tốt hơn cho sức khỏe .
Ba mươi lăm năm đứng lớp dạy tiếng Việt cho người Nhật, tôi mới thấm thía cái câu: "Nghề dạy học là nghề vừa gieo chữ, vừa gặt… nỗi niềm." Ngày tôi bắt đầu, cứ tưởng đơn giản: học trò Nhật vốn nổi tiếng chăm chỉ, chỉ cần tôi giảng thật rõ, trò nghe thật kỹ, thế là chữ Việt sẽ nảy mầm. Nhưng đời không như bài học ngữ pháp.
Mỗi ngày, bà Martha 72 tuổi đi ngang qua cùng một tiệm bánh. Bà thấy những ổ bánh mì tươi ngon, ấm nóng bị ném vào thùng rác khi tiệm đóng cửa. Tim bà nhói đau. "Vẫn còn tốt," bà lẩm bẩm, lắc đầu. "Vẫn còn tốt."
Vào một tối thứ Ba lạnh giá, Martha dừng lại. Bà hít sâu, siết chặt khăn quàng cổ và gõ cửa tiệm bánh.
"Thưa bà, chúng tôi không thể cho bánh mì ngày cũ. Quy định ạ," người thợ bánh trẻ nói, tránh ánh mắt của bà.
Phát Hiện mới Ở New Zealand: Loài Nấm Ăn Nhựa – Phân Hủy Chỉ Trong Vài Tuần
Trong một bước đột phá có thể làm thay đổi cách nhân loại xử lý rác thải nhựa, các nhà khoa học tại New Zealand đã phát hiện ra một loài nấm bản địa có khả năng phân hủy nhựa chỉ trong 140 ngày — mà không cần nhiệt độ cao, áp suất hay quy trình công nghiệp phức tạp.
Khi cần vận chuyển một con voi bằng máy bay – chẳng hạn từ Ấn Độ sang Hoa Kỳ – người ta đặt vào lồng cùng với nó… những chú gà con!
Vâng, những chú gà con bé xíu, đáng yêu!
Tại sao ư?
Bởi vì, dù mang thân hình to lớn khổng lồ, voi lại rất sợ làm tổn thương những sinh vật bé nhỏ. Nó không dám cử động suốt chuyến bay. vì sợ đè trúng những chú gà con. Và chính điều đó giúp giữ sự cân bằng cho máy bay.
Có một kiểu cô đơn không phải vì quanh ta không ai, mà là vì những người được gọi là ruột thịt – lại chính là những người khiến mình thấy lạc lõng nhất trong cuộc đời.
Tôi từng gặp một người đàn ông đứng tuổi ở Phú Yên – chủ một tiệm kính cũ nằm trên con đường gió cát thổi ngang biển. Khi tôi hỏi về người thân, ông cười nhạt, trả lời ngắn gọn:
“Cha mẹ mất hết. Còn anh em? Có, nhưng không đáng gọi là thân. Người dưng còn đối xử với tôi tử tế hơn.”
Em cắt ngò ôm ăn, mấy lá già em ngắt ra bỏ trở lại thùng trồng ngò ôm bây giờ nó mọc cây con từ mấy lá đó.
Vậy tính ra mình mua ngò ôm về lấy lá già ươm còn dễ hơn ươm bằng thân luôn cô chú anh chị. Hồi em mua ra về ươm gặp rau non nó cứ ỏng a ỏng ẹo úng gốc.
Cuộc đời là hữu hạn,
nên hãy tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc…
Ngày mới bắt đầu, và
trước khi kịp nhận ra thì trời đã tối. Thứ Hai vừa đến, chớp mắt đã là Thứ Sáu.
Một tháng trôi qua, rồi bỗng một năm sắp hết. Khi nhìn lại, ta thấy đã mấy chục
năm đi qua - 40, 50, 60, thậm chí 70 hay 80 năm - và nhận ra mình đã đánh mất
những người thân yêu trên chặng đường ấy. Thời gian trôi nhanh đến mức chẳng
thể quay đầu.
Giấc ngủ đầy đủ không chỉ có lợi mà còn làm nền tảng cho sự trẻ hóa của cả tâm trí và cơ thể chúng ta. Trong khi khuyến nghị tiêu chuẩn dao động trong khoảng bảy đến tám tiếng nghỉ ngơi mỗi đêm cho người lớn, thì thực tế đối với nhiều người liên quan đến chu kỳ của việc thức giấc kéo dài, trằn trọc không yên và rồi tỉnh dậy trong trạng thái lơ mơ. Nếu điều này đúng với trải nghiệm hàng đêm của bạn, “Mẹo 10-3-2-1” cung cấp một phương pháp có cấu trúc để nuôi dưỡng giấc ngủ yên bình và phục hồi hơn.
Tôi luôn tin tưởng rằng đức tin và tôn giáo được “cấy” vào mỗi cá nhân từ lúc sơ sinh qua truyền thống gia đình và cứ như vậy tiếp nối từ đời nọ đến đời kia. Cũng có những trường hợp ngoại lệ khi đến 1 giai đoạn nào đó trong cuộc sống bỗng nhiên có người “được” may mắn khám phá về 1 tôn giáo mới và nhận ra rằng đây là cứu cánh và là niềm tin tuyệt đối của đời mình.
Do vậy tuy là người theo Thiên Chúa Giáo nhưng tôi có cái nhìn rất cởi mở với các tôn giáo khác, không khắc khe bảo thủ như phần đông các tín hữu Ki Tô giáo.
Lời cảm ơn luôn hiện diện trong giao tiếp hàng ngày. Chúng ta cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác, nhưng ngay cả những người không giúp đỡ, thậm chí mang đến cho ta thất vọng, cũng có thể nhận được lời cảm ơn từ chúng ta. Giá trị của lời cảm ơn không chỉ đến từ những điều tốt đẹp mà còn từ kinh nghiệm chúng ta trải qua.
“Tôi học may không phải vì đam mê, mà vì cuộc sống bắt buộc.” ~ Coco Chanel ~
Không ai dạy tôi cách khâu vá cả, bạn biết không? Tôi tự học vì tôi buộc phải như vậy. Lúc đầu, nó chẳng phải nghệ thuật gì, chỉ đơn giản là một cách để tồn tại.
Tôi sinh ra trong nghèo đói. Mẹ tôi mất khi tôi mới 12 tuổi. Cha tôi — một người đàn ông yếu đuối — đã bỏ rơi chúng tôi, như thể chúng tôi chẳng đáng gì. Tôi bị đưa vào trại mồ côi lạnh lẽo và ảm đạm, nơi lời kinh nguyện vang lên hòa lẫn với tiếng kim khâu va vào vải. Mấy sơ dạy tôi may vá.
Sáng sớm ngày chúa nhật, các quán cà phê chật người chen chúc trong khoảng không gian nhỏ bé. Rất khó để giữ bí mật câu chuyện đang trao đổi lẫn nhau vì bàn nọ cách bàn kia chưa đầy một gang tay. Quy nhơn bắt đầu thay da đổi thịt, du khách đến nhiều hơn, giá địa ốc tăng cao đến chóng mặt. Mười, mười lăm năm trước có ai tiên đoán được giá đất ngay "eo nín thở" sẽ tăng phi mã đến 15 ngàn Mỹ kim mỗi mét vuông?
Vào mùa rau lá quả, thu hoạch nhiều nên nhiều anh chị hay lên bài chỉ cách dùng các loại rau, lá, quả … Mình xin lưu ý thêm 1 số chi tiết sau. Để anh chị khi dùng thì nên cẩn trọng, đúng cách và thu được lợi ích..
Lưu ý 1 là phải rửa cho sạch sẻ. Trên lá, nhất là các loại lá nhăn như tía tô, có bám rất nhiều bụi. Và thu hút nhiều côn trùng li ti sinh sống.
… Rồi cũng có lúc, ta
nhận ra mình không còn khỏe như trước. Cơ thể bắt đầu lên tiếng bằng những cơn
đau lưng, nhức mỏi khớp gối, đôi khi là cảm giác lặng thầm của những đêm mất
ngủ. Nhưng giữa bao xô lệch ấy, ta lại quên mất một điều thật giản dị :“Mỉm cười”.
Trên chuyến xe lửa đưa gia đình về vùng quê Varykino để tránh cơn lốc cách mạng đang thổi qua tàn phá Moscow. Một Moscow bỗng dưng chới với vắng lặng con người lẫn tình người. Con tàu dừng lại giữa một miền hoang vu tuyết trắng, nhà thơ kiêm bác sĩ Zhivago bước xuống đi dạo vào cánh rừng, và ông bất ngờ bị Hồng quân Nga bắt giữ, người ta tình nghi ông là gián điệp Bạch vệ.
(Tôi là một người Việt đã sống ở Nhật Bản suốt 50 năm. Tôi đến xứ sở này ban đầu bằng sự kính phục và mong muốn học hỏi về sự thần kỳ của Nhật Bản – một quốc gia từng chìm trong hoang tàn sau chiến tranh, nhưng đã vươn dậy mạnh mẽ. Tôi từng mang trong lòng ước nguyện sau khi học hỏi nơi đây, sẽ quay về góp phần tái thiết miền Nam Việt Nam – vùng đất quê hương thân yêu đã chịu biết bao tàn phá bởi cuộc chiến tranh Nam – Bắc. Tuy nhiên, biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã khiến tôi mất quê hương lần thứ hai. Miền Nam sụp đổ, ước nguyện không thành, và tôi đành chấp nhận cuộc sống lưu vong – sống trên đât Nhật nhưng mang nặng trái tim người Việt) - Takenaga Hisahide - Vũ Đăng Khuê
Hôm nay 80 năm nước Na Uy được GIẢI PHÓNG khỏi sự chiếm đóng của phát xít Đức. Chỉ hơn 20 năm chế độ an sinh xã hội, y tế miễn phí, giáo dục miễn phí cho tất cả mọi bậc cùng ăn trưa tại trường học. Đến giửa thập niên 90, 50 năm sau họ có chỗ đứng rõ rệt trên bản đồ thế giới. Đã hơn 30 năm Na Uy nằm trong top 5 những nước hạnh phúc nhất, những nước có nền dân chủ nhất, có tự do báo chí nhất, có hệ thống y tế tốt nhất, bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ nhất và nước có đóng góp cao nhất cho việc từ thiện cùng nhận nhiều người tỵ nạn nhất.
Chúng ta thường chúc nhau may mắn và mong muốn gặp vận may trong cuộc sống, nhưng chứng kiến may mắn thực sự diễn ra lại là một chuyện hoàn toàn khác. May mắn bất ngờ có thể gây ngạc nhiên thích thú và cảm giác ấm lòng.
Từ việc bất ngờ có được công việc mơ ước cho đến trúng số xe hơi những hai lần, và nhận được lòng tốt bất ngờ từ một người hàng xóm đúng lúc bạn cần nhất. Đó là những câu chuyện có thật!
Người đàn bà trẻ tìm thấy đoạn văn viết ngắn dưới đây trên trang mạng riêng của Mẹ, bằng tiếng Việt Nam, khi chị vào máy tìm hồ sơ cá nhân của Mẹ để cung cấp cho “Nhà Già”. Chị đọc tiếng Việt không rành lắm, chữ hiểu, chữ không, Chị mang đoạn viết sang trang Google để dịch sang tiếng Anh cho thấu đáo hơn:
Chóng mặt (dizziness) xuất hiện thường xuyên hơn nơi người già, nhưng đôi khi là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như khối u hoặc bệnh tim.
Tôi vừa đọc trên stt của người bạn fb, cũng là người hàng xóm và trước đây có con học chung với con tôi. Đoạn clip ngắn (có đính kèm, và tôi có chụp lại hình). Ghi chú trên đoạn clip với câu rất dữ dội 1 Viêt Kiều Úc châu.... cân hết///, và phụ nhạc như có bác hồ trong ngày vui đại thắng.
Người ta hay nói: “Cơm nhà quà vợ” – nghe qua tưởng chuyện đùa vu vơ, nhưng thật ra là chân lý được ông bà ta chắt lọc qua mấy trăm năm “đồng hành”, cùng dệt nên tấm chăn yêu thương và che chở.
“Cơm nhà” là thứ cơm không cần sơn hào hải vị, không cần bày biện như bữa tiệc. Nó có thể là bát canh rau, là tamago yaki (trứng chiên), là nồi thịt kho hơi ít – nhưng nó đủ khiến người ta no cái bụng, ấm cái lòng, và mềm cái nết. Đó là thứ cơm được nấu bằng bàn tay quen thuộc, nơi mà mỗi muỗng cơm chan canh cũng chan luôn cả thói quen, tính nết, và những lời nhắc nhẹ kiểu: “Ăn chậm thôi, coi chừng nghẹn!”
"Những Tháng – Những Ngày" là một tuyển tập đặc biệt, gồm các bài viết của năm tác giả: Vũ Đăng Khuê, Phạm Thị Diễm, Huy Nguyễn, An Hải và Trương Hữu Hiền.
Mùa đông năm trước, Mẹ tôi bị viêm phổi, phải đi cấp cứu rồi nằm viện 10 ngày. Bản thân tôi và mọi người xung quanh đều nghĩ rằng Mẹ bị viêm phổi vì trời lạnh. Tuy nhiên, nguyên nhân thật sự lại không phải như vậy. Hôm nay tôi muốn kể lại để chia sẻ với mọi người một kinh nghiệm mới mà tôi tin rằng có nhiều người chưa từng nghe nói.
HÔM NAY MÌNH XIN CHIA SẺ MỘT ĐIỀU QUAN TRỌNG MÀ MỌI NGƯỜI NHẤT THIẾT PHẢI GHIM TRONG ĐẦU
ĐỂ TỰ CỨU MÌNH KHI GẶP NGUY !
Đó là khi lên cơn đau
tim ngay lập tức cố đứng thẳng lên và ho thật mạnh. Rặn ra mà ho nhé ! Ho liên
tục thì sẽ qua được cơn đột quỵ ! Chỉ có cách duy nhất này là giúp được bạn
thôi !
Cách này mình cũng học
trên mạng và được sử dụng cách đây hai ngày.
Hôm trước, vào một buổi chiều muộn, sau khi mua ít đồ từ chợ bước ra, tui thấy một bà cụ chừng bảy mươi. Bà ăn mặc đẹp đẽ thẳng thớm, tóc bới cao, gương mặt trang điểm nhẹ, bày chiếc bàn xếp ra sau đuôi xe mình, đặt mấy nải chuối xanh trên đó. Ngang qua, bà cười thật tươi với tui:
– Cậu ơi, mua giùm tui nải chuối đi cậu, chuối xiêm đen nhà trồng ngon lắm.
Một ngày vào tháng 6.2024 tôi đã không luyến tiếc từ giã trang diễn đàn tôi cộng tác từ những ngày đầu của đại dịch Covid-19. Tất cả các bài tôi đóng góp, tôi chọn cách xóa hết. Tôi chưa bao giờ hối tiếc việc này vì bài viết dành cho diễn đàn ấy, nay bước ra, cũng không nên lưu lại làm gì, kể cả copy lại.
Hôm trước vô tình đọc được 1 câu, đại ý: Mỗi cá nhân bước qua đời bạn đều có 1 lý do và để lại dấu ấn, dù tốt dù xấu, vẫn là kinh nghiệm trường đời. Vậy để tôi kể cho bạn nghe về 1 trong những dấu ấn của đời tôi.
Trở lại Saigon 1 mình sau Tết nguyên đán, hương vị của thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng, củ kiệu đã bắt đầu mất mùi trong nắng nóng. Tôi về 1 mình, như rất lâu chim mới được thoát lồng. Bạn có bao giờ chơi thả diều chưa? Người chơi phải thả lỏng mối dây cho con diều vút cao bay lượn tung xòe đẹp mắt. Tuy nhiên diều có thể đứt dây, lạc hướng hay bị thu về tuỳ vào sự lão luyện của người chơi cầm trục quay. Tôi là con diều trên đôi tay thao tác thuần thục của nhiều nhân vật bao nhiêu năm nay, do vậy có cơ hội xòe đôi cánh tung bay thì đàn ông chúng tôi phải tận dụng từng giây phút tìm lại chính mình.
Một sáng đẹp trời giữa tháng Tư (15/4), khi tôi còn đang lướt Facebook với nỗi nhớ quê da diết, một dòng tin đập vào mắt khiến tôi giật mình: “コムタム豚肉!”. Matsuya – thiên đường gyudon – nay chơi lớn bán “cơm tấm thịt heo! Tim đập rộn ràng. Cơm tấm… ở Nhật? Ở Matsuya? Honto ni (Thiệt không)!
Đây là một kỷ niệm khó quên. Nửa thế kỷ sau, chúng ta nên nhớ những điều này
Tháng Tư năm nay, 2025, là năm thứ năm mươi, đúng nửa thế kỷ của hơn 3 triệu người Việt lưu vong xa xứ!
Phong trào Thuyền Nhân, dịch từ tiếng Anh, Boat People, mà thế giới đã đặt tên cho những người Việt Nam dũng cảm bỏ nước ra đi sau tháng tư 1975, bằng những con thuyền nhỏ bé thô sơ nhất.
Họ đã dùng đôi chân của mình để biểu hiệu như một lá phiếu, một hình thức đối kháng trước sự áp bức của một chính quyền chuyên chế, bất nhân tại Việt Nam.
Có những nỗi đau mà thời gian không bao giờ xoá nhòa.
Những ai đã từng lặng lẽ vượt biên, vượt biển trong những năm tháng oan nghiệt của thập niên 70, 80 mới thấm hết được những cay đắng, mất mát của kiếp người lưu vong. Mỗi chuyến ra đi là một canh bạc với số phận, mỗi con thuyền chở theo không chỉ thân xác con người mà còn gói ghém cả hy vọng, tình yêu và nước mắt. Và dù cuối cùng là được cứu rỗi hay chìm khuất giữa biển khơi, thì cuộc đời ấy cũng đã vĩnh viễn mang theo dấu ấn của đau thương.