Bức ảnh chụp qua Viber, do nhạc sĩ Lê Xuân Trường gửi sang. (Hình: Lê Xuân Trường cung cấp) |
CHUYÊN MỤC
- Xã hội đời sống (2854)
- Truyện ngắn - Tùy bút - thơ (1267)
- Trong bếp ngoài vườn * (589)
- Y học - Sức khỏe (359)
- Thế giới huyền bí (130)
Friday, October 31, 2014
Halloween, nghệ sĩ kể chuyện ma có thật
WESTMINSTER (NV) - “Ðó
là tấm ảnh tôi chưa bao giờ thấy, tôi đã mang tới gia đình của Hoài
Nhân để hỏi xem họ có biết gì về tấm ảnh này không? Nhưng mọi người đều
trả lời không biết .
Qui nhơn11
chuyện ma,
Halloween,
Lê Xuân Trường,
linh hồn,
Nghê sĩ,
Thế giới huyền bí
Wednesday, October 29, 2014
ĂN CƠM MỚI, NÓI CHUYỆN CŨ
Thực phẩm và dinh dưỡng
Bs Vũ Quí Đài
Có
gì mới trong vấn đề ăn uống sao cho lành mạnh? Trong vòng một vài chục
năm trở lại đây, có nhiều điều mới không giống những kiến thức ta có từ
trước.
Tuesday, October 28, 2014
Bên kia cửa tử
Bích Huyền
* Viết nhân ngày lễ Halloween
cuối tháng 10/2014
"Âm dương có lẽ muôn đời cách biệt và cái thế giới bên kia
vẫn còn là một cái gì đó rất mơ hồ. Tuy nhiên trong cuộc sống tinh thần của
Đông cũng như Tây phương , người ta vẫn tin vào đời sống tâm linh.
Để làm gì? - Vâng, Để chúng ta nương theo đó mà vui sống, giúp chúng ta bớt khổ đau về sự mất mát một người thân, để tâm hồn chúng ta luôn hướng thiện và cuộc sống thế gian này một ngày một thêm tốt đẹp."
Mời các bạn đọc nhé! / Bích Huyền
Qui nhơn11
âm dương,
Bích Huyền,
Đức Chúa,
Đức Phật,
Halloween,
linh hồn,
Niết Bàn,
tâm hồn,
Tâm linh,
thân xác,
thế gian,
thiên thần,
Thiêng Đàng,
Tổ Tiên,
Xã hội đời sống
Sunday, October 26, 2014
Australia cấy ghép thành công tim đã ngừng đập cho bệnh nhân
(Nguồn: Daily Mail)
Ngày 24/10,
các bác sĩ phẫu thuật Australia
cho biết đã cấy ghép thành công những quả tim đã ngừng đập cho một số bệnh
nhân. Đây là lần thứ hai trên thế giới các bác sĩ cấy ghép bằng "những quả
tim đã chết" và có thể làm thay đổi cách thức hiến tặng nội tạng hiện nay.
Quả
tim ngừng đập dùng để cấy ghép cho bệnh nhân
Saturday, October 25, 2014
MỘT CHUYẾN ĐI ĐÁNG NHỚ
Cẩm Tú Cầu
Sông Cầu - Ảnh trên NET |
Con
đường quốc lộ 19 từ Pleiku về Qui Nhơn hôm nay thật tấp nập, xe cộ rất
nhiều, cứ cặp đôi cha chở con trên chiếc xe Honda hai bánh, con có đeo
balo sau lưng, đó là những sĩ tử đi thi đại học, thỉnh thoảng cũng có
mẹ chở, nhìn những người mẹ chở con đi thi lòng tôi lại trào dâng nỗi
xúc động, tôi nghĩ đến người đàn bà còn trẻ không ngại nắng gió, đèo dốc
hai bên đường xông pha chở con đi thi. tấm lòng người mẹ thật vô giá
Friday, October 24, 2014
Nina Phạm hết bệnh Ebola, gặp Tổng Thống Obama
nguoi-viet.com - Friday, October 24, 2014
BETHESDA, Maryland (NV) – Cô Nina Phạm, y tá gốc Việt bị nhiễm bệnh Ebola, đã hết hẳn căn bệnh này hôm Thứ Sáu, rời bệnh viện National Institutes of Health (NIH) ở Bethesda, Maryland, nơi cô được chữa trị trong thời gian qua, theo tin của đài truyền hình NBC. Ngay sau đó, cô được mời vào Tòa Bạch Ốc gặp Tổng Thống Barack Obama.
|
Cô Nina Phạm được Tổng Thống
Obama ôm chúc mừng
trước sự chứng kiến của mẹ và em gái
(Hình: AP Photo / Pablo
|
Qui nhơn11
Barack Obama,
Ebola,
khỏi bệnh,
nguoi-viet,
Nina,
Tòa Bạch Ốc,
Tổng Thống,
Xã hội đời sống
Thursday, October 23, 2014
Wednesday, October 22, 2014
Cô bán hàng mỹ phẩm ở Seoul
Nguồn bài viết: Tony Buổi Sáng
Tổng Thống Park Geun Hye (con gái
của Tổng Thống đầu tiên Hàn Quốc Park Chung Hy - người đặt nền móng cho kỳ tích
sông Hàn). Trong bài phát biểu tại lễ nhậm chức của mình, bà Park đã kêu gọi
nhân dân cùng với chính phủ cùng nỗ lực để mở ra “Một kỷ nguyên mới của hy vọng
và hạnh phúc”.
Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện. Vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.
Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới
không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như
thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo... bên Nhật
có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20
năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế
nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là "dạy làm người" và "dạy
làm ăn", từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng,
đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ
một dân tộc "xin việc", tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà
máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở
thành dân tộc đi "cho việc", tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và
hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông
chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật
Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.
Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và
cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho
họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài
người.
Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản
nữa, mà là Hồng Công và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài
chính, thương mại và giải trí. Phim Hồng Công tràn ngập thị trường và không có
đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood,
điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ... 4 năm sau tốt
nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc... với một thế hệ diễn
viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với
ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị
trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa
phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng.
Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ
biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Công bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê
băng đĩa.
Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện
ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các
tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng
xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và
châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ
kiểu “tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được.
Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người
Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích
thú.
Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài
chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York . Các quỹ đầu tư
ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia
vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn
giàu có là cả dân tộc Hàn giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang
hàng hoá Hàn đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên
giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong
phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị
trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple,
đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu
Âu cạnh tranh với Boeing vậy.
Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng
phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên
bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ
sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp có còn tồn tại đâu mà
có sản phẩm tinh xảo sau này?
Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN cẩn thận
ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm. Ở cửa hàng
mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này
đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt
nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy
tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành
công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô
ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là một cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất
nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng
biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại
vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.
Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập
trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết,
sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.
P/S: Hình
ảnh là biểu đồ tăng trưởng của kinh tế Hàn Quốc, từ mức zero không có gì của
năm 1960 đến 1000 tỷ năm 2007. Như vậy 1000 tỷ đô là thành quả của những đêm
chỉ ngủ 5h của 50 triệu người. Từ 2 bàn tay trắng, người ta đã biến giấc mơ
thành có thật. Bạn hãy làm đi, đừng nói nữa (no talk, action only) là khẩu hiệu
của người Hàn Quốc.
Nguồn bài viết: Tony Buổi Sáng
___________________________________________________________________________
Qui nhơn11
châu Á,
Hàn Quốc,
hạnh phúc,
hy vọng,
kỳ tích,
mỹ phẩm,
Park Geun Hye,
Seoul,
Tony Buổi Sáng,
Xã hội đời sống
Tuesday, October 21, 2014
Nhật Ký Cali: Mùa đông đang đến
Phạm Thiên Thu
Anh thương yêu,
Bây giờ là 6g30 sáng mà trời Cali vẫn còn tối đen,
chiều thì cũng vậy, mặt trời đi ngủ sớm, những chiếc xe trên đường dường như
cũng vùn vụt qua nhanh hơn. Gió Cali mùa đông dĩ nhiên không thể nào bằng những
bang tuyết lạnh, nhưng cũng đủ làm những người yếu chịu rét phải co ro.
Ebola và những gì chúng ta cần biết.
An Ebola update from President Obama
Quinhon11
Để tránh sự hoang mang về dịch bệnh Ebola. The White House hôm qua đã gửi Email này tới nhiều người dân để trấn an và nhờ phổ biến sâu rộng trong quần chúng.
*** The White House ***
Monday, October 20, 2014
Quê Xa
Ca sĩ Uyên Linh - Nhạc & lời Đức Trí
Bỗng dưng thấy đời buồn hiu
không mê xem phim chán cà fe chiều
Gió mang nỗi buồn quạnh hiu
Gửi chút thương yêu về nơi tôi nhớ …
Bỗng dưng thấy đời buồn hiu
không mê xem phim chán cà fe chiều
Gió mang nỗi buồn quạnh hiu
Gửi chút thương yêu về nơi tôi nhớ …
Qui nhơn11
chào nhau,
năm ằơ,
Nhạc Đức Trí,
nhạc sĩ Đức trí.,
Quê xa,
xa đời,
Xã hội đời sống
Sunday, October 19, 2014
Thương con biết mấy cho vừa.
Quinhon11
Sáng nay thức giất muộn, nắng chiếu nhẹ qua mái hiên, đám hoa tóc tiên màu đỏ thắm lay nhẹ trong gió thu hiền hoà đem lại một cảm giác ấm áp, thư thái trong lòng.
Saturday, October 18, 2014
Dr. Tom Nguyễn:
Người đầu tiên giải phẫu tim trong khi bệnh nhân vẫn tỉnh
Bác sĩ Tom Nguyễn, phụ tá giáo sư chuyên khoa giải phẫu tim thuộc trường Đại Học Y Khoa Texas, y sĩ thường trú tại trung tâm “Health Science” ở thành phố Houston (UTHealth) đã được tờ “Houston Business Journal” (HBJ) chọn đưa vào danh sách “40 Under 40 Class of 2014”.
Danh sách 40 người dưới 40 tuổi đã được tạp chí kinh doanh có uy tín nói trên tuyển chọn lọc từ 400 người được đề cử. Những người được đề cử phải là sáng lập viên của một công ty, hay tổ chức vô vụ lợi hoặc là chuyên viên có thành tích nổi bật, tạo nên một sự khác biệt, một cá nhân xuất sắc trong ngành hiện họ đang phục vụ.
Friday, October 17, 2014
Hành trình giành giật sự sống của bác sĩ nhiễm Ebola
Vũ Thảo
Kent Brantly là bác sĩ
người Mỹ đầu tiên nhiễm virus Ebola tại Liberia . Sau khi được đưa trở về
Mỹ, sức khỏe của anh có dấu hiệu tích cực khi được điều trị tại một cơ quan y
tế chuyên về bệnh truyền nhiễm .
Kent
Brantly (phải) bác sĩ người Mỹ đầu tiên nhiễm Ebola
(ảnh: Reuters)
Thursday, October 16, 2014
Wednesday, October 15, 2014
CHANH và MẬT ONG
CHỮA HO TRONG MÙA LẠNH ....
Qúy Vị hãy làm một bình ...để lo TRỜI LẠNH ....
Dưới đây là 5 cách đơn giản để ngâm chanh mật ong tại nhà giúp bạn điều trị đau rát họng vào mùa đông cũng như những cơn ho dai dẳng.
Qui nhơn11
bạc hà,
Bệnh ho,
cam,
Chanh . mật ong,
gừng,
Lê Từ,
mùa đông,
quít,
Từ Long,
Xã hội đời sống
Tuesday, October 14, 2014
Bác Sĩ Mỹ hiến máu cứu Y Tá Việt
Bác Sĩ Mỹ thoát bệnh Ebola hiến máu cứu Y Tá Nina Phạm
Tin nóng - 14/10/2014 10:04
* Bác Sĩ Mỹ Kent Brantly ở Forth Worth (Texas),
người thoát khỏi bệnh Ebola đã tình
nguyện hiến máu để cứu Nữ Y Tá gốc Việt Nina Phạm bị phơi nhiễm Ebola sau khi
chăm sóc bệnh nhân Thomas Eric Duncan (đã qua đời tại Dallas, Texas ngày 8/10) - (theo NBC 5 ngày
13/10)
Cô Nina Phạm cùng con chó cưng Bentley
(Ảnh: Facebook nhân vật)
Kỹ nghệ dầu hỏa tại Texas
Ngành dầu hỏa tại TX đã và đang phát triển rất mạnh, đem đến nhiều công ăn việc làm với mức lương béo bở, một cuôc sống sung túc cho người dân bản xứ, trong đó có cộng đồng người Việt chúng ta.
Đất lành chim đậu nên những năm gần đây, một số lượng lớn người từ những tiểu bang khác đã dời về TX tìm cuộc sống ấm no..
Đất lành chim đậu nên những năm gần đây, một số lượng lớn người từ những tiểu bang khác đã dời về TX tìm cuộc sống ấm no..
Monday, October 13, 2014
Malala Yousafzai: nguồn cảm hứng của giới trẻ
Ở tuổi 17, Malala Yousafzai là người nhận giải Nobel Hòa Bình trẻ
nhất trong lịch sử hơn trăm năm của giải thưởng có uy tín nhất thế giới này.
(VOA-12.10.2014) Ngày 9 tháng 10 năm 2012, trên một chiếc xe buýt, Malala Yousafzai
(sinh năm 1997) và các bạn cùng nhau chuyện trò và hát hò với các thầy cô giáo.
Vừa mới thi cuối học kỳ, ai cũng vui vẻ. Nhưng khi chiếc xe vừa ra khỏi thành
phố Mingora , Pakistan thì có hai người đàn ông
cầm súng chận lại. Chúng bước lên xe, hỏi: “Đứa nào là Malala Yousafzai?”. Mọi
người đều im lặng,
CÁCH MẠNG DÙ ĐI VỀ ĐÂU ?
Mỗi người bấm nút cánh dù bung lên che mưa hay che nắng cho mình. Mọi người cùng lúc bấm nút có thể che cả bầu trời.
Dưới cánh dù mọi người đều bình đẳng (mỗi người một lá phiếu) và bình quyền (mỗi người tự phân công, tự kiểm sóat, tự lãnh đạo).
Trong cơn mưa, dù còn được dùng để che cho những người cảnh sát đang giữ an ninh.
Cánh dù đã trở thành một biểu tượng che chở cho nhau và che chở cả những người đang trấn áp mình.
Sunday, October 12, 2014
Thu Về Trong Mắt Em
Qui nhơn11
chia ly,
Chức Nữ,
kỷ niệm,
lệ mờ,
Ngưu Lang,
nhớ thương,
Ô Thước,
Phạm Mạnh Cương,
thu về,
vạn lý,
Xã hội đời sống
Saturday, October 11, 2014
Chuyện ông Tư chết mà vui
Hồ Hữu Vinh
sao lục
Đóa Hoa Vô Ưu
Ông Tư bị ung thư và biết chắc không
thể sống lâu hơn sáu tháng. Ông bình tĩnh chờ cái chết, và vui vẻ sống những
ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ hãi. Ông muốn sau khi chết,
gia đình làm đám tang theo ý riêng của ông.
Cấp cứu: HÔ HẤP NHÂN TẠO
Phương Tôn
Đọc các bài báo „Người đi đường ‘tàn nhẫn’ với nạn nhân bị Tai Nạn Giao Thông“ tại Việt Nam hiện nay người đọc phải tự đặt ngay câu hỏi liệu đây chỉ là một hiện tượng nhất thời hay là tính vô cảm đã ăn sâu bén rễ vào người dân của một đất nước đã từng được xem là thân thiện, bác ái khó ai bì kịp?
Friday, October 10, 2014
Thursday, October 9, 2014
Nham nhở Thu Minh
NGOCLANBLOG
Định viết tắt tên của nữ ca sĩ này, nhưng lại nghĩ lỡ người đọc đoán ra người này người khác thì tội nghiệp, nên cứ viết huỵch toẹt cho xong.
Tui đi xem chương trình ca nhạc mang tên “Ánh Sáng Tân Kỳ” hôm tối thứ Bảy rồi ở Long Beach, cho đến hôm nay mới có thời gian ngồi xuống viết điều tui bị “ám ảnh”, mà tui ví như một sự “xâm hại tinh thần và lòng tự trọng” từ cách ăn nói của nàng ca sĩ này.
Wednesday, October 8, 2014
Tịnh Hóa Tâm Hồn
Cuốn sách và giỏ đựng than
Có câu chuyện về “cuốn sách và giỏ đựng than”, nội dung như thế này:
Tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông bang Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách.
Tuesday, October 7, 2014
Cuộc sống trong lồng Chó ở Hồng Kông ..
Caged dogs of Hong Kong- Human Miserable condition
(QN11 chuyển ngữ)
(QN11 chuyển ngữ)
Hồng kong ( ảnh trên NET) |
Thảm kịch của nhiều chục ngàn người sống trong lồng Chó tại Hồng Kông
Những chiếc lồng có diện tích không quá 6ft x 2ft. Chuyện đáng nói là chúng hiện diện tại Hồng Kông, trong một thành phố có nhiều cửa hàng Louis Vuitton hơn cả Paris. Monday, October 6, 2014
Làm chả với cá White Trout .
Quinhon11
Tuần rồi Xã xệ đi câu đem về nhiều cá White Trout, loại cá này thịt hơi mềm so với các loại cá khác, xương lại nhỏ nên khi chiên hay kho các con ít thích ăn vì ngại hóc xương. Lần này QN chịu khó đem ra làm chả.
Sunday, October 5, 2014
ĐẠI BÀNG GÃY CÁNH
Cẩm Tú cầu
Hôm ấy là sáng thứ hai, một buổi sáng đẹp trời, vợ chồng chúng tôi đang trên đường xuống Qui Nhơn. cũng sắp đến nơi. Bổng điện thoại reo tiếng của con trai tôi ở Đà Nẳng báo, anh chồng tôi đã mất, một cái tin sét đánh làm cho chúng tôi bàng hoàng, bở ngở không dám tin đó là sự thật. Anh vội gọi qua Cali hỏi người chị dâu
Saturday, October 4, 2014
Friday, October 3, 2014
Những khu vực tuyệt mật trên thế giới:
Trên thế giới có những khu vực tuyệt mật, hoàn toàn biệt lập và bất khả xâm phạm
Hầm hạt giống ngày tận thế
Hầm hạt giống ngày tận thế được tạo ra đề phòng trường hợp sự sống trên trái đất bị hủy diệt bởi một thảm họa nào đó.
Thursday, October 2, 2014
Sài Gòn của tôi
Lý Thụy Ý
Sài Gòn vẫn rất dễ thương
Cái tên dù lạ con đường vẫn quen
Tôi hay “viện dẫn” hai câu thơ của mình mỗi khi phải hồi âm một cánh thư xa nào đó, thường là câu hỏi “Sài Gòn bây giờ ra sao?”.
Đường Xưa Lối Cũ
Qui nhơn11
biệt ly,
bồi hồi,
đường xưa,
Hoàng Thi Thơ,
lối cũ,
phân kỳ,
Quang Lê,
sang ngang,
Xã hội đời sống
Wednesday, October 1, 2014
Những Ngôi Nhà Có Ma
Hai vợ chồng Albert và Ivy Cardwelll muốn dọn đến ở tại một chung cư mà họ thích tại Rotherham ở miền Nam Yorkshier (Anh Quốc). Hôm đó nhằm tháng 7 năm 1986, hai người đã cảm thấy có sự dị thường nơi dãy phòng họ Ở. Ban đêm, họ nghe tiếng kọt kẹt
Subscribe to:
Posts (Atom)