Tuesday, April 23, 2019

MỘT NGÀY THÁNG TƯ

Cẩm Tú Cầu



Câu chuyện xảy ra từ năm 1990. Lên mười tuổi ngày ngày bé Siu Tâm đã theo mẹ lên nương rẫy và đi bán rau ở các chợ xa, rồi chợ gần trong thành phố. Đến năm mười tám tuổi em cưới chồng và có một con gái được tám tháng tuổi.

Con theo họ mẹ đó là phong tục của người đồng bào chế độ mẫu hệ. Từ ngày em lấy chồng bao nhiêu việc nặng nhọc trong gia đình một mình em gánh vác. Người chồng của em chỉ đi theo sau trong khi em gùi cả gùi lúa nặng.

Nhà em có ba sào ruộng nước, em và mẹ cố gắng làm, cha em đã mất cách đây năm năm. Bây giờ em đang hai mươi tuổi, chồng em theo phong tục người dân tộc biếng nhác, khi có lúa về ngồi không ăn cho hết, đến khi không con hạt thóc nào mới vác cuốc đi làm thuê, bữa có vài chục, bữa không có đồ
ng nào. Em ở nhà, vừa điu con, vừa trồng rau, trồng cải đem ra chợ bán. Cuộc sống của vợ chồng em chỉ cần mười đồng là đủ sng trong ngày

Mẹ em sống chung một nhà 
cùng con gái. Trước đây em thường bán rau ở các chợ xa, từ ngày thành phố mở rộng có thêm chợ nhỏ gần làng em ở, em thường xuyên đi chợ này. Một sáng đẹp trời, có những tia nắng huy hoàng nhảy múa quanh chân, em đi ngang một con đường mà từ khi lớn lên đến giờ em chưa đi lần nào. Em mơ hồ thấy con đường quen quen trong tâm tưởng, trí nhớ lấp loáng có một ngôi nhà trên con đường này và trong nhà có ba đứa con, em là bé Tâm nhỏ nhất, còn có anh hai, chị ba đã lớn, có ba có mẹ họ sống rất hạnh phúc, và em luôn được cưng chiều. Những gì em đòi, là ba mẹ buộc anh chị phải nhường nhịn cho em.

Em cứ thẩn thờ qua qua lai lại nhiều lần. Tất cả những hình ảnh xa xưa, như chập chờn chắp lại thành ảo ảnh, cứ hiện lên xa gần trong đầu óc em. Bỗng trong nhà có người đàn bà khoảng sáu mươi tuổi ra gọi em để mua rau
- Con bán rau gì?
- Con bán rau lang
- Đem bà mua cho hai bó.
Khi trả tiền bỗng bà nhìn chăm chăm vào mặt em, những nét thân quen mà bà ấp ủ trong lòng bao tháng năm đột nhiên hiện diên trước mắt bà. Bà vội hỏi?
- Con tên gì?
- Dạ con tên Tâm
Bốn mắt nhìn nhau xuyên thấu tâm can, như có một sợi dây vô hình nào sâu thẳm trong tim, tình mẫu tử thiêng liêng trỗi dậy. Bà run run..... rúng động khắp người
- Con.....con ở đâu?
- Dạ con ở làng Tà Khương gần đây thôi
Bà sửng sờ thốt
- Trời ơi! làng Tà Khương cách đây có bốn cây số. Như một phản xạ, bà ôm chầm lấy Tâm nỗi mừng vui gặp được con gái, nỗi xót xa con mình ở trong hoàn cảnh này, lòng bà rưng rưng, nước mắt ứa ra. Bà nhìn bé Tâm từ đầu đến cuối lòng nhói dậy một niềm đau xót vô bờ

Một chùm ký ức hiện về.
Ngày ấy 1975 chiều 30 tháng ba, bà nắm tay bé Tâm, vai mang tay xách, còn chồng bà cũng vừa xách vừa mang nắm tay đứa con trai mười ba tuổi và đứa con gái chín tuổi chạy đến ngả tư trường Lâm nghiệp. Người đông quá bà bị tuột tay bé út. Bà hẹn ông gặp nhau tại núi Hàm Rồng rồi 
bà quay lại tìm con gái. Tìm mãi, tìm mãi cũng không thấy..

Đêm đó ông bà và hai đứa con ở lại núi Hàm Rồng. Sáng ra ông bà tìm quanh đó cũng không thấy. Tìm mãi đến trưa. Ông bà đành ngậm ngùi đau xót, dắt hai đứa con thất thểu theo đoàn người chạy loạn về phía Tuy Hòa. Nhưng đi được khoảng sáu, bảy cây số thì bà quay lại, bà không đành lòng ra đi như thế này, bà phải tìm cho ra con gái mình. Trên đường, đoàn người đông như kiến, cũng nhiều người lạc con, vợ chồng lạc nhau, nét mặt ai cũng hoảng loạn, mặt mày hớt hãi, kinh hoàng. Thế rồi ông bà quay về nhà với hy vọng tìm ra con gái, nhưng ngày tháng qua đi trong nỗi tuyệt vọng, ông rầu rĩ, còn bà cứ khóc mãi, đôi mắt sưng húp. Ông bà đành ôm nỗi đau mất mát và đợi chờ, đợi chờ, trong hy vọng...

Ngờ đâu, con gái bà lạc mẹ vừa khóc, vừa gọi mẹ khàn cả cổ rồi chạy vào một ngôi nhà bỏ hoang. Khóc mãi rồi ngủ ở đó. Sáng ra những người dân tộc đi làm ry sớm bắt gặp, đem về làng nuôi đến bây giờ.

Giờ đây gặp lại con sau mười lăm năm xa cách, tuy có vui mừng nhưng bà vẫn thấy ấm ức, ray rức trong lòng. Chỉ có bốn cây số thôi sao ông bà không nghĩ ra, không tìm vào để đón con về. Bây giờ con gái bà không biết chữ lại mới có gia đình hai năm, phải chi nó chưa có chồng, phải chi bà gặp nó sớm hơn vài năm bà sẽ vun đắp cho nó có cuộc sống người kinh bình thường.

Bà nhớ lại cách đây ba năm, lúc chồng bà lâm chung ông đã nghẹn ngào nhắc đến bé Tâm với nỗi đau xót, với niềm thương nhớ ngập tràn. Tạo hóa trớ trêu con trai đầu của bà là một Bác sĩ. chị kề là giáo viên cấp ba, còn cô em út lại không biết chữ. 
Bà vào làng, xây nhà cho bé Tâm và cố gắng nâng cấp cuộc sống cho bé và cả gia đình ân nhân. 

Tất cả là một chuỗi nuối tiếc, dằn vặt, ám ảnh bà như ánh lửa bập bùng không bao giờ tắt của đêm buồn sơn cước..

Cẩm Tú Cầu

_______________________________

1 comment:

  1. Cau chuyen hay va buon - rat cam dong.

    ReplyDelete