Monday, May 20, 2024

HÃY YÊU THƯƠNG KHI CÒN CÓ THỂ

Sưu Tầm

1. Không phải tiền bạc, đôi khi k niệm là thứ duy nhất khiến ta mỉm cười và bật khóc.

2. Có những lúc, không có lần sau, không có cơ hội làm lại. Có những khoảnh khắc, bỏ lỡ hiện tại, vĩnh viễn không thể bắt đầu.

3. Chúng ta thường hào phóng khen ngợi người xa lạ nhưng lại tiết kiệm lời yêu thương với người kề cạnh. Cuộc đời ngắn lắm, hãy yêu thương khi còn có thể.

4. Đến cuối cùng, thứ ở lại trong lòng mỗi người chẳng phải là tiền bạc, công danh, vật chất xa hoa phú quý, phải chăng, đó là những khoảnh khắc sum vầy, ấm áp bên những người thân yêu ?

5. Khi còn trẻ, ta thường chạy theo cái phù phiếm mà quên trân trọng những điều đơn giản bên cạnh, để rồi, hối tiếc cả đời.

6. Đừng quên năm đó, bạn đã từng vô địch trong cuộc đua giành sinh mệnh. Từng giây phút trôi đi, hãy sống có ích như một người chiến thắng.

7. Quan trọng không phải sống lâu như thế nào, mà là sống sâu ra sao.

Sưu Tầm

Sunday, May 19, 2024

TỪ CON CÁ TỚI CON MẮM MIỀN TÂY

Con cá tung tăng bơi lội dưới sông rồi lặng lẽ nằm ủ ê trong cái khạp sành chờ ngày trở mình thành con mắm. Cái khoảng thời gian ngắn ngủi ấy của đời cá chắc vui ít buồn nhiều, chỉ được cái, nó cho người miền Tây nhiều món ăn ngon mà từ thuở khẩn hoang lập ấp đến nay chuyện con cá dưới sông và con mắm trên bờ như hình với bóng với những con người hiền lành dân dã.

Thật vậy, hình như con cá nào cũng có thể dễ dàng thành con mắm qua tay người nội trợ. Cái công thức đơn giản đến lạ lùng biến một con cá không mấy ngon trở thành con mắm là một sự tìm tòi, nghiền ngẫm của người xưa chứ nào phải tình cờ mà được.

Có về những thành phố miền Tây mới thấy được cái nồng nàn hương vị từ con mắm ăn sâu vào đời sống người dân nơi đây thế nào. Người ta nói về mắm không biết chán, không chỉ nói mà còn làm, hình như bất cứ một phụ nữ nào của miền Tây đều biết ủ mắm, ngon dở khác nhau nhưng một khúc mắm lóc, một dĩa mắm linh thì ai cũng làm được. Ủ mắm trở thành truyền thống và thân thuộc với người dân đến nỗi không ai tin có một chị phụ nữ nào đó được hỏi có biết ủ mắm không mà lắc đầu thì biết ngay chị mới về miền Tây vài tháng hay mới theo chồng về đây một thời gian ngắn mà thôi.

Con mắm thành hình từ lượng cá bắt về quá lớn mà không thể tiêu thụ kịp nên người ta nghĩ ra cách làm mắm. Có điều lạ, dân miền Tây ban đầu đa phần là từ miền Trung vào, bắt đầu từ Huế tới nhiều địa phương xứ Quảng nơi có kinh nghiệm làm nước mắm lâu đời nhưng lại không áp dụng kỹ thuật làm nước mắm vào con cá lóc, cá linh, cá sặc… có lẽ lý do duy nhất là thiếu muối hột và từ đó người ta nghĩ đến làm mắm.

Con mắm khi chín đã khiến thời gian chờ đợi được đền bù và từ đó sản phẩm chủ yếu này đã trở thành núm ruột của người dân miệt vườn.

Nói về mắm thật sướng! Vâng, sướng vì có quá nhiều loại mắm mà loại nào cũng có cái ngon, cái vị ngọt riêng của nó. Ăn mắm mà không thấy ngọt giọng là chưa biết thưởng thức cái hậu của nó. Bắt đầu là mắm lóc, thứ mắm mà bất cứ ai khi nghe qua đều biết đến những thớ thịt đỏ au thơm lừng của nó.

Giống như nhiều loại mắm khác mắm lóc có thể ăn sống với rau hay hấp chín hoặc nấu canh nấu lẩu. Con mắm lóc nhìn thôi đã thấy thèm, nghĩ ngay tới các loại khế chua chuối chát ăn kèm mà lòng… rã rượi!

Mắm cá rô đồng
Mắm cá lóc













Rồi nữa, mắm cá chốt, mắm cá trèn, mắm thái cá lóc, mắm cá rô, cá sặc, cá trê, mắm tép và mắm ba khía, thiên hình vạn trạng về những con mắm.

Con mắm lóc hấp dẫn nhưng chưa chắc ngon bằng con mắm linh, mắm sặc. Bọn chúng nhỏ bé mà cương quyết không hề chịu thua con mắm lóc to con vạm vỡ. Nhỏ nhưng đầy đặn dày cơm khi ủ tới ngày sẽ tiết ra mùi thơm trêu gan người ta quá lắm. Những con mắm tươi roi rói nằm chung với ớt với tỏi với những thứ gia vị đi kèm sẽ làm người mới tới miền Tây ngẩn ngơ vì những con cá tuy đã trở thành con mắm vẫn khiến loài người thở dài cho… thành tựu của mình!

Vào mùa nước nổi người dân các tỉnh An Giang, Đồng Tháp đi đánh cá linh giống như lễ hội. Mùa này cá linh rộ lên và đánh bắt chúng rất dễ, những con cá tươi roi rói bằng hai ngón tay khi mang vào bờ được cắt đầu nặn ruột, chà vẩy. Khâu này cực nhất vì con cá quá nhỏ không dễ dàng cầm từng con làm vẩy cho sạch. Sau này người dân nghĩ ra cách bỏ cá vào một chiếc lồng nhôm chạy ly tâm và con cá được chà vẩy sạch bóng.

Sau khi làm sạch cá được trộn với muối thường thì một cá một muối ủ trong khạp, khoảng nửa tháng sau đem ra rửa lại. Giai đoạn này cá được trộn với thính sau đó gài mắm vào khạp ủ thêm nửa tháng nữa rồi đem ra chao với đường hoặc khóm. Theo nhà báo Vũ Kim Hạnh quan sát tại hội chợ Mắm ở Châu Đốc năm nay: Đổ nước mắm cốt lên, chờ 2-3 tháng, khi lớp mắm cốt bên trên chuyển sang màu đỏ và trong, là mắm đã chín thì dỡ mắm ra “chao” với đường thốt nốt nấu chín để nguội cùng với các gia vị khác.

Công sức như vậy làm sao con mắm không ngon được?

Cách làm con mắm lóc cũng vậy nhưng do cá lóc thịt dày nên người ta nghĩ đến cách dùng thịt của nó trộn chung với các thứ nguyên liệu khác để trở thành một món mới có tên là Mắm thái. Loại mắm này không phải của Thái Lan mà chữ thái đây là thái con mắm thành sợi, đu đủ mỏ vịt, đôi khi thịt heo ba chỉ tùy người thích. Món này làm nhiều người ghiền ăn vì cái vị ngòn ngọt mằn mặn của nó khiến mấy nồi cơm cũng hết!

Rất nhiều người tự hỏi đu đủ mỏ vịt là gì rồi chán nản không biết làm sao tìm cho ra loại đu đủ nghe có vẻ đặc sệt miền Tây này để làm món mắm thái? Thì ra “ông” Google cho biết: Đu đủ “mỏ vịt” là một loại đu đủ xanh bình thường, nhưng có tên gọi như vậy vì giai đoạn quả chín hườm khi gọt ra ruột ngả màu như mỏ của vịt đồng. Vậy đó, phải là đu đủ hườm hườm mới ngon nhé!

Mắm lóc còn làm được một món thật lạ nữa: Mắm cá lóc chiên. Món này ai đi ngang các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng hay Cà Mau đều biết, có tiệm ăn bán hẳn món này cho thực khách và dọn kèm với rau sống, khế, chuối chát, thơm…

Con mắm làm kiểu này có hương vị thật khác lạ. Thịt không bả ra nữa mà dính lại với nhau. Thịt thơm hơn nhờ gia vị thấm vào trong thời gian nấu. Thịt vẫn giữ màu đỏ nhưng trông bắt mắt hơn khi con mắm chưa chiên. Khen cho bà nội trợ nào nghĩ ra cách làm này vừa đa dạng cho con mắm vừa chứng tỏ ẩm thực Việt Nam không “đơn giản” như nhiều người nghĩ.

Con mắm theo người nông dân miền Tây như cá theo nước. Nó xuất hiện mọi nơi mọi lúc khi người ta ăn hay nhậu. Ngồi trên ghe ngắt mớ bông súng, quấn vào con mắm linh hườm hườm màu quê nhà rồi đưa ly rượu lên cùng với bạn nhậu thật không gì… lãng mạn cho bằng!

Vậy đó, con mắm miền Tây làm sao không thương cho được?

Mặc Lâm / Theo: SGN
___________________

Saturday, May 18, 2024

Hình Ảnh Thầy Minh Tuệ..

Takenaga Hisahide - Vũ Đăng Khuê

Mấy ngày nay, trên mạng xã hội đã sôi động về hình ảnh của một người còn trẻ, có cái dáng dong dỏng cao, đầu cạo trọc đã khiến tôi chú ý và tìm hiểu. Ông miệt mài đi hết con đường này sang phố nọ, theo sau ông có rất đông người, họ đi theo vì tò mò cũng có, vì cảm phục và cầu nguyện cho ông cũng có, tôi nghĩ chắc cũng chẳng có ai phiền hà về những điều mà có một số ít, rất ít cho ông là một cái gai cần phải nhổ mà tôi nghĩ bạn ta đều biết là những ai, vì ông đã lỡ “nổi tiếng” hơn cái số ít đầy sân si ấy.

Nhắc đến những bậc chân tu đắc đạo, lòng tôi lại trào dâng niềm kính ngưỡng vô hạn dành cho ông. Xin phép cho tôi đổi chữ “ông” thành chữ “Thầy” cho phải phép. Thầy có tên Minh Tuệ, năm nay 43 tuổi, một vị tạm gọi là sư có cuộc sống giản dị và thanh cao tựa như sen giữa bùn nhơ. Tên Thầy đã trở thành niềm cảm hứng cho biết bao người, là minh chứng cho sức mạnh phi thường của đức tin và lòng từ bi của nhà Phật.

Thầy Minh Tuệ không khoác lên mình bộ áo cà sa vàng rực rỡ như bao vị sư khác, mà thay vào đó là chiếc áo vá chằng vá đụp ghép lại từ những mảnh vải nhặt lượm trên đường phố. Hình ảnh ấy, tưởng chừng như đơn sơ giản dị, lại ẩn chứa triết lý sống vô cùng sâu sắc. Thầy không màng đến vật chất xa hoa, dung dị hòa mình vào cuộc sống, coi mọi thứ xung quanh đều là pháp bảo.

Điều khiến tôi cảm phục nhất ở Thầy chính là đôi chân trần luôn đặt trên mọi nẻo đường. Dù nắng gắt hay mưa sa, Thầy vẫn miệt mài bước, mang theo chiếc nồi cơm điện cũ kỹ để tiếp nhận sự cúng dường của bá tánh. Nồi cơm điện ấy, không chỉ là nơi chứa đựng thức ăn, mà còn là biểu tượng cho lòng từ bi bao la của Thầy, sẵn sàng dang rộng vòng tay đón nhận mọi yêu thương và sẻ chia.

Thầy Minh Tuệ không nhận tiền bạc, chỉ nhận những phần ăn chay và nước từ người dân đủ dùng cho một ngày. Mỗi ngày, Thầy chỉ dùng một bữa, thể hiện lối sống thanh tịnh, xa rời mọi cám dỗ vật chất. Thầy sống hòa mình vào thiên nhiên, không gò bó bởi khuôn khổ, giới luật của bất kỳ chùa chiền nào.

Tấm gương tu hành của Thầy Minh Tuệ là minh chứng cho chân lý "đạo Phật ở trong tâm mỗi người". Thầy không xuất thân từ chùa nào, cái duyên khiến Thầy như vậy đến từ cái tâm. Thầy không cần danh lợi, địa vị, cũng chẳng cần tu viện nguy nga, tráng lệ. Cuộc sống của Thầy là minh chứng cho sức mạnh của đức tin, cho lòng từ bi bao la và ý chí phi thường trong hành trình giác ngộ.

Thầy không xưng “Thầy” như những vị sư khác và Thầy xưng mình là “Con” với tất cả những người tiếp chuyện với Thầy. Một sự khiêm nhường nhất trên cả sự khiêm nhường bình thường.

Hình ảnh Thầy Minh Tuệ, với đôi chân trần, chiếc áo vá và nụ cười hiền hậu, sẽ mãi là ngọn đuốc sáng soi đường cho những ai đang tìm kiếm sự thanh tịnh và bình yên trong tâm hồn. Thầy là minh chứng cho sức mạnh phi thường của đức tin, cho lòng từ bi bao la và ý chí phi thường trong hành trình giác ngộ.

Dù là một người Công giáo, tôi luôn trân trọng và kính trọng những giá trị cao đẹp mà Thầy Minh Tuệ mang đến cho cuộc sống. Thầy là tấm gương sáng cho tất cả chúng ta, nhắc nhở mỗi người về tầm quan trọng của lòng từ bi, sự thanh tịnh và ý chí mạnh mẽ trong hành trình tu tập bản thân.

Tôi đọc được một lá thư viết cho thầy của một vị sư khác có tâm sự với thầy rồi kết luận bằng 2 chữ “Thương Em”. Tôi cũng xin mạn phép dùng lại 2 chữ “Thương Em” quí trọng gửi đến Thầy Minh Tuệ những tình cảm chân thành nhất.

V.Đ.K / https://www.facebook.com/takenaga.hisahide

_________________

Friday, May 17, 2024

MĂNG MUỐI CHUA

Ở Mỹ bây giờ đã có nhiều nơi trồng tre lấy măng, và các chợ Á đông cũng có bán nhiều măng tươi nhập khẩu. Nếu các chị muốn làm một hủ măng chua để dành kho cá, nấu canh cho bữa ăn hằng ngày thì không mấy khó.

Nguyên liệu:
- Măng tươi: 3 cái. (2 kg)

Thursday, May 16, 2024

Bát cơm Phiếu Mẫu, câu chuyện Hàn Tín năm xưa .

 Phan Hồng Duy

PHD và Cụ Chín
1975 cơn gió giao thời thổi đến Quy Nhơn nhanh chóng và đột ngột ; ngay  cả những người chiến thắng viết lại lịch sử cũng không ngờ, xem như đó là 1 kỳ tích.  Kẻ bại binh thì lơ láo hơn đám hàng thần thưở xưa ....

Nam thanh nữ tú của thành phố biển tốt nghiệp xong cấp 3 phổ thông, đổ ra đường nhìn ngang ngó ngược ăn củ mì mà đoán chuyện tương lai . 

Trầu không ngày ấy bây giờ về đâu…

Chu Minh

Tôi còn nhớ cách đây vài chục năm trước, ngày bà nội tôi còn sống ở quê tôi nhiều người ăn trầu. Mùi trầu không thơm thơm, cay cay, say say có sức hút kỳ lạ đối với những người đàn bà quê tôi lúc bấy giờ. Đàn ông cũng có người ăn nhưng chẳng qua ăn cho vui, chứ không nghiện như đàn bà.

Wednesday, May 15, 2024

Người được ghép thận heo đầu tiên trên thế giới qua đời

.
Sau hai tháng được ghép thận heo, bệnh nhân nam, 62 tuổi ở Massachusetts qua đời hôm 11 Tháng Năm, theo AP.

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston công bố hôm thứ Năm rằng một người đàn ông 62 tuổi mắc bệnh thận giai đoạn cuối đã trở thành người đầu tiên được ghép thận từ một con heo biến đổi gen.