Friday, June 2, 2023

Lý do dưa chuột bị đắng - Cross Pollinating - Thụ Phấn Chéo.

Nha Le

(Hình của Beit Alpha cucumbe - nguồn internet)

Tuần này có nhiều bạn liên lạc với mình hỏi về việc tại sao trái dưa chuột bị đắng, có phải là vì trồng gần cây khổ qua hay không? Mình xin trả lời là không phải. Dưa chuột đắng là vì đó là giống dưa chuột đắng, do khí hậu và do cách trồng.
Trên thế giới có cả hàng trăm loại dưa chuột (cucumber.) Hầu hết các cây dưa chuột đều chứa một hợp chất đắng gọi là Cucurbitacin. Và trái dưa chuột sẽ dễ bị đắng khi thời tiết ở nơi trồng bị nóng quá, cây bị thiếu nước, đất trồng thiếu dinh dưỡng không có đủ phân bón, và khi trái dưa chuột không có được ánh nắng rọi đến.

Các bạn nên trồng dưa chuột theo cách cho cây leo lên giàn thẳng đứng và có ánh nắng rọi thẳng vào giàn trồng. Hãy cắt bỏ cái lá to mà mọc ngay bên trên và che khuất trái dưa để trái được gặp ánh nắng mặt trời. Ở những nơi có khí hậu hơi nóng vào mùa hè như Texas chẳng hạn, thì các bạn có thể giăng shade cloth để che bớt nắng. Ngược lại với các loại trái cây khác, trái dưa chuột non ngọt hơn trái dưa chuột già, vì vậy để có được mấy trái dưa chuột giòn ngọt thì các bạn nên hái khi trái chưa có già.

Để tránh dưa chuột bị đắng, bạn có thể chọn mua những giống ngọt và không đắng. Một số loại dưa chuột có lượng của chất làm đắng cucurbitacin thấp như Jazzer, Eversweet, Long Green Improved, Holland, Aria, Lemon, Marketmore 97, Burpless, Carmen, County Fair, Diva, Fanfare, Garden Sweet, Marketmore 76, Slice More, Sweet Slice, Sweet Success, Sweeter Yet, Eversweet, Sugar Crunch, Tasty Green, Beit Alpha, and Striped Armenian.

Ngoài ra còn có một số giống dưa chuột Nhật Bản đã được lai giống để có hàm lượng Cucurbitacin rất thấp nên trái sẽ không có bị đắng. Các giống dưa chuột Nhật Bản được ưa chuộng như: Dragon Suhyo Cross Hybrid, Housaku Hybrid, Palace King Hybrid, Palace Pride Hybrid, Soarer Hybrid, Sooyow Nishiki, Southern Delight Hybrid, Summer Dance Hybrid, Summer Top Hybrid, Tasty Green Hybrid, Tokiwa, Tsuyataro Hybrid, Yamato Sanjaku, Zipangu Hybrid.
Happy gardening nhe bà con.
(Hình của Beit Alpha cucumber, mượn từ nguồn internet)

Link của phần hai nói chi tiết về việc thụ phấn chéo (cross pollinating)
mibextid=Nif5oz
___
Cross Pollinating - Thụ Phấn Chéo.
Mặc dù mình đã có trả lời về việc dưa chuột, mướp hương bị đắng khi trồng chung giàn hoặc gần với cây khổ qua là do cây bị thiếu nước, thời tiết nóng, thiếu dinh dưỡng chứ không phải là do bị thụ phấn chéo (cross polinating) với phấn hoa của cây khổ qua, nhưng vẫn có nhiều người chưa có tin tưởng vào câu trả lời đó cho lắm nên mình xin giải thích cặn kẽ hơn về thụ phấn chéo.

- Chỉ có các loại cây cùng loài (species) thì mới có thể thụ phấn chéo được. Nếu như là cây khác loài với nhau thì hoa không có thể thụ phấn được. Dưa chuột, mướp và khổ qua không cùng loài với nhau (xem hình bên dưới có ghi chú) nên không thể nào thụ phấn chéo được. Dù cho các bạn có lấy phấn hoa đực ngoáy ngoáy vào nhụy của hoa cái thì nó cũng sẽ không có thụ phấn và sẽ rụng mất.

- Khi hoa của các cây cùng loài được thụ phấn chéo (cross polinating) thì trái của cái cây đó sẽ không có gì thay đổi. Từ hình dạng đến mùi vị tất cả đều vẫn y như xưa nay. Chỉ khi nào mình dùng hạt giống của cái trái đã được tạo thành từ sự thụ phấn chéo để đem đi trồng thì cây đó mới cho ra loại trái cây lai giống với hình dạng và mùi vị khác với trái của cây mẹ và của cây cha. Vì vậy khi các trái được thu hoạch trong cùng mùa trồng trọt, cho dù đã có bị thụ phấn chéo, thì chúng nó vẫn giữ lại tất cả những đặc điểm cũ riêng của chúng, chỉ riêng hạt của chúng đã mang cái gene mới thôi.
Vì vậy dưa chuột, mướp có bị đắng thì tại vì giống cây, thời tiết nóng và cách chăm sóc chưa đúng, chứ em khổ qua thì hoàn toàn vô tội. Chắc cứ mãi bị đổ thừa một cách oan uổng nên suốt đời cứ phải than khổ quá khổ quá 😁

Hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về thụ phấn chéo và không có nghi oan cho em khổ qua nữa nhe 😀. Happy gardening nhe bà con.


























https://www.facebook.com/groups/1846382122353265/user/100002120341127

________________________________

No comments:

Post a Comment