Wednesday, December 15, 2021

BỊNH LOÃNG XƯƠNG - - OSTEOPOROSE

DR Thang Tran


Tôi chọn đề tài này đầu tiên cho những bài viết về những bịnh cần quan tâm cho đồng hương tại Nauy vì các bịnh này thứ nhất thường thấy tại xứ sở mình đang sống, thứ hai có nguy cơ thường xảy ra với người Việt mình và cuối là những bịnh nguy hiểm cần biết để phát hiện sớm.

Bịnh loãng xương được định nghĩa: giảm lượng/thành phần trong xương và thay đổi cấu trúc trong tế bào xương { xem hình} khi ấy xương bị yếu và dễ gẫy.
Trong cuộc đời của 1 phụ nữ có 50% nguy cơ bị gãy xương do tác động bởi năng lượng thấp, đàn ông 20%. Mỗi năm tại Nauy có khoảng 9000 ca gãy xương hong[cổ xương đùi] và 24% những người họ chết trong 1 năm và 60% chết trong 5 năm. 33% trở thành người phụ thuộc chăm sóc từ người khác. 40% không thể đi nếu không nhờ những trợ giúp.

Trung bình chi phí của xã hội cho 1 gãy xương hông khoãng 700000/1.000.000 kr. Thống kê 2005 cho thấy chi phí cho những trường hợp gãy xương do loãng xương là 1.75 tỷ kr.
Khi bị tác dụng từ năng lượng thấp, ví dụ ngồi ngã chng tay đưa đến gãy cổ tay; trượt ngã ngang gãy cổ xương đùi, té nhẹ gãy cụp đốt cột sống. Thường xảy ra cho những phụ nữ, người lớn tuổi, người dùng thuốc glukokortikoid hơn 5mg hơn 3 tháng, di truyền 1 thế hệ (nếu mẹ bị con cái dễ bị), người quá ốm (BMI dưới 19kg|m2), người bị tai biến hay những bịnh cho khuynh hướng dễ té ngã, người ít chịu hoạt động, người phụ nữ mất kinh nguyệt sớm, người hút thuốc và người uống rượu trên 3 đơn vị mỗi ngày.
Ngoài ra có những bịnh khác tạo nguy cơ cho bịnh loãng xương: Endogent cushings syndrom( tăng lượng sản xuất hormon glukokortikoid trong cơ thể), bịnh do giảm điều tiết hormon giới tính, bịnh phổi mãn tính, ung thư tủy xương, bịnh đường ruột do không hấp thụ được thức ăn, các bịnh phong thấp, tiểu đường, cao tuyến giáp trạng, suy thận mãn tính, suy gan, bịnh do tăng hoạt của tuyến kế tuyến giáp trạng và các bịnh nội tiết khác.
Khi có những nguy cơ kể trên và đã bị gãy xương do tác dụng năng lượng thấp nên yêu cầu bác sĩ cho đi chụp hình quang tuyến đặc biệt để đo độ chắc / loãng của xương và cần thử máu.
Làm sao ngăn ngừa loãng xương?, đây là vấn đề cho dân cư sống ở vùng ôn đới và hàn đới vì khí hậu lạnh đưa đến ít hoạt động thân thể vào mùa đông, thời gian dài thiếu vắng mặt trời khi ấy dễ thiếu vitamin D. Những việc sau đây có thể làm:
• Bỏ hút thuốc
• Hoạt động, tập thể dục
• Tránh dùng quá nhiều rượu bia
• Tránh té ngã: giầy có đinh đi khi đi ra ngoài có tuyết hay đóng băng, trong nhà dọn không có vật cản, đủ ánh sáng trong nhà,
• Uống thuốc dầu cá những tháng mùa thu và mùa đông để đủ Vitamin D (tháng 9-tháng 4). Mùa xuân và mùa hè phơi nắng 10 phút 3 lần mỗi tuần là đủ (mặt áo tay ngắn đi dạo 15 phút, 3 lần tuần là có đủ Vit D)
• Ăn uống có chất calsium( chất vôi)
Nếu xét nghiệm thấy loãng xương khi ấy phải điều trị: uống 1 viên lần mỗi tuần, khi ấy sẽ giảm 40% nguy cơ gãy cổ xương đùi.
Tất cả các trường hợp gãy xương đưa đến tình trạng giảm đáng kể chất lượng cuộc sống, nguy hiểm nhất là gãy cổ xương đùi vì phải mổ, tập luyện rất lâu, cảm thấy bất lực do vậy dẫn đến bịnh tâm lý, lệ thuộc vào nhiều người, đi đứng khó khăn, dễ bị bịnh nhiễm trùng hay bịnh máu cục và tử vong khá cao (xem trình bày trên).
Phòng bịnh là cách hay nhất.

BS Thang Tran / 
https://www.facebook.com/groups/833311753853895/user/554339398/

___________________________________________

No comments:

Post a Comment