Monday, December 29, 2014

Ottawa - Thủ đô Canada




Nói đến Canada thì người ta thường nghĩ ngay đến các thành phố Montreal, Quebec, Vancouver, hay Toronto nhưng ít có ai biết đến Ottawa - thủ đô của Canada. Đặt chân đến Ottawa vào những ngày đầu thu lá cây đang đổi màu tuy chưa nhiều nhưng cũng có đủ các màu sắc rực rở - màu xanh, xanh lá mạ, chuyển sang vàng nhạt, vàng đậm, vàng óng rồi đỏ, đỏ rực, đỏ tím, đỏ nâu ... pha lẫn nhau một cách hài hòa thơ mộng, lãng mạn đẹp như tranh.

Được một người bạn thân vừa làm tài xế vừa làm "tour guide" tận tình đưa đi xem một số danh lam thắng cảnh tiêu biểu của thủ đô Canada, đáng nhớ nhất là:
 
- Tòa Nhà Quốc Hội có lối kiến trúc như một lâu đài cổ kính nằm trên Đồi Quốc Hội (Parliament Hill) nằm bên cạnh giòng sông Ottawa. Bên này sông là Thủ Đô Ottawa thuộc tỉnh Ontario còn bên kia sông là thành phố Gatineau thuộc tỉnh Quebec, gần hết chiều dài của con sông là ranh giới phân chia hai tỉnh Ontario và Quebec (xin đưng lẫn lộn tỉnh Quebec và thành phố Quebec). Ở phía trước Tòa Nhà Quốc Hội có "Ngọn Lửa 100 Năm" (Centennial Flame) được xây vào năm 1967 để đánh dấu 100 năm lập quốc của Canada.



Parliament Building
Centennial Flame


- Khu chợ "Byward" (Byward Market) là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch (tourist attractions) mang tính chất lịch sử với đủ các hàng quán bán các món quà lưu niệm, các thức ăn nước uống, áo quần giày dép, ... và có cả các tiệm ăn Việt Nam. Du khách và người dân địa phương đến đây để mua sắm, ăn hàng, ... hay để trò chuyện hàn huyên với bạn bè bên cạnh một ly nước ngọt, một tách cà phê. TT Obama trong chuyến công du Canada vào năm 2009 cũng đã ghé qua khu chợ này và ăn thử món bánh "beaver tail", một đặc sản bình dân nổi tiếng của Canada (Obama leaves with a taste of Ottawa's famous pastry - http://www.cbc.ca/news/canada/obama-leaves-with-a-taste-of-ottawa-s-famous-pastry-1.789884).




 - Con kênh Rideau (Rideau Canal) dài trên 200 kms là một thủy lộ giúp cho tàu bè thông thương qua lại giữa Ottawa và thành phố Kingston. Tuy nhiên vào mùa đông, một phần của con kênh trở thành một đường trượt băng (skateway) lôi cuốn hàng chục ngàn người dân địa phương và du khách với trò chơi trượt băng đầy thích thú. Trượt bằng cũng là phương tiện đi học hay đi đến sở làm của những người sống gần con kênh.


Rideau Canal

Government House

 - Dinh Tổng Toàn Quyền (Government House) còn được gọi Rideau Hall nằm giữa một khu công viên rộng bao la với các khu rừng cây thiên nhiên, các vườn hoa cây cảnh, các sân cỏ trãi dài, ... Khu công viên mở cửa cho công chúng tự do đến thăm viếng, vui chơi, tham gia vào các sinh hoạt ngoài trời và cho du khách đi "tour". Gần đó là Tòa Đại Sứ của VC (số 55 MacKay Street) không có "kín cổng cao tường" cho nên mổi lần biểu tình chúng ta tha hồ chỉa thẳng loa phóng thanh, loa miệng vào bên trong mà hô to “đá đảo VC buôn dân bán nước”.

Tòa Đại sứ VC - 55 Mackay Street 

 Ghi chú: Dưới ánh sáng mặt trời, với sự giao hòa của màu sắc, cờ đỏ đã đổi dần sang Cờ Vàng. Đây là tấm hình gốc hoàn toàn không photoshopped)

- Nghệ thuật chồng các hòn đá cân bằng - bấy lâu nay nhận được thật nhiều hình ảnh các hòn đá được cần bằng chồng lên nhau nhưng lòng luôn có một sự nghi ngờ. Nay được tận mắt nhìn thấy các hòn đá ấy thì mọi sự nghi ngờ đều biến mất - thấy mới tin (seeing is believing). Việc chồng các hòn đá lên nhau một cách cân bằng là cả một nghệ thuật đòi hỏi một sự kiên nhẫn và chú tâm cao độ.
 




- Khu thương mại Việt Nam - ở xứ người, bất kỳ ở đâu, dù mới bước chân đến lần đầu, cũng đều cảm thấy một cái gì đó thân quen, có lẽ là con người, là tiếng nói, là những cái tên bằng tiếng Việt của các cửa tiệm, và nhất là đi đâu cũng thấy đầy các quán phở - một món ăn truyền thống đã theo chân Người Việt tỵ nan đi khắp năm châu bốn bể và đã tạo nên một hiện tượng trong lãnh vực ẩm thực thế giới. Khu thương mại Việt Nam tại Ottawa khiêm nhường nằm trên một đoạn đường ngắn nhưng lại có hai "địa danh" (landmark) đáng kể tại góc đường Somerset và Preston. Một bên là bức tượng Mẹ Bồng Con (Refugee mother and child) và đối diện bên kia là khu đất dự trù sẽ xây Viện Bảo Tàng Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân do Liên Hội Người Việt Canada đảm trách.




Trong một buổi cơm thân mật, có dịp trò chuyện với TS Lê Duy Cấn (Ủy Viên Ngoại Vụ Liên Hội Người Việt Canada), một thành viên rất năng động và tích cực trong các sinh hoạt Cộng Đồng, thì được biết ông là một sinh viên được đi du học vào năm 1963 theo chương trình Colombo.
 

TS Lê Duy Cấn

 Đại đa số những du học sinh Colombo đều là thiên tả, vinh thân phì gia hay thờ ơ với đại cuộc, nhưng TS Lê Duy Cấn là một trong những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi. TS Lê Duy Cấn là người tâm huyết đã đóng góp rất nhiều công sức trong các công trình dành cho Người Việt tại Canada:
 
1. Trung Tâm Người Việt Canada năm 1987
2. Trung Tâm Văn Lang năm 1992 - một khu chung cư dành cho những người có lợi tức thấp
3. Đài Kỹ Niệm Việt Nam (Mẹ Bồng Con) 1995 - hình ảnh của người mẹ ôm con chạy trốn CSVN đồng thời cũng là một biểu tượng cho sự đóng góp của Cộng Đồng Người Việt tại Canada
4. Viện Bảo Tàng Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân - khởi xướng dự án vào năm 2005, mua được khu đất với giá $600 000 vào năm 2009, dư trù kinh phí xây dựng có thể lên đến gần 5 tiệu.



Trung Tâm Văn Lang

Tượng Mẹ Bồng Con

Khu đất dự trù sẽ xây Viện Bảo Tàng Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân


Vào năm 1977, Canada có chương trình tư nhân bảo trợ, 5 người bảo trợ 1 người, với điều kiện người bảo trợ phải lo hết mọi phi tổn (vé máy bay, khám sức khoẻ, visa, ...), trung bình tốn khoảng $2500 cho mổi người (theo thời giá lúc bấy giờ). Dựa vào chương trình này TS Lê Duy Cấn (với tư cách là một thành viên của Liên Hội Người Việt Canada) đã phối hợp với VOICE và BPSOS đến gặp Bộ Trưởng Di Trú Canada để vận động việc bảo trợ cho các gia đình Việt Nam còn kẹt lại Phi. Sau 5 năm kiên trì vận động, chính phủ Canada đã chấp thuận chương trình "Tới bờ tự do" (Freedom at last) theo tinh thần nhân đạo và bác ái. Cuối cùng vào năm 2007 đã có 275 người được phép đi định cư tại Canada.
 
Trong thời gian vừa qua TS Lê Duy Cấn cũng đã phối hợp với VOICE để vận động và lo việc bảo trợ cho gần 100 người Việt còn kẹt tại Thái. Đồng bào Úc Châu đã quyên góp được $120 000, và qua lời kêu gọi trên net của Nam Lộc đồng bào từ khắp mọi nơi trên thế giới đã gỏi về gần $52 000 (TÔI KHÓC VÌ MÌNH ĐÃ…SAI! - http://www.baocalitoday.com/vn/tin-tuc/cong-dong/toi-khoc-vi-minh-dasai.html). Đợt người tỵ nạn đầu tiên dự trù đến Vancouver vào ngày 09/10/2014 nhưng "Vẫn còn lắm chông gai" (http://www.baocalitoday.com/vn/tin-tuc/cong-dong/van-con-lam-chong-gai.html).
 
 


Chuyện bên lề:

(1) Con số thực sự những người Việt tại Phi được đi định cư là 277 người. Tuy nhiên trong số đó có 2 người bị ở lại - anh Huỳnh Phong bị từ chối vì bệnh tâm thần (nghe đâu là do sự chứng kiến việc ăn thịt người trên đường vượt biển), và cô Mạc thi Liễu cũng bị khủng hoảng tinh thần, đã từ chối đị định cư mặc dầu hàng ngày phải đi bộ 14 cây số đi và về để bán hàng rong kiếm sống. Chẳng may một thời gian sau đó cô Mạc thi Liễu đã bị bọn ăn cướp chận đường cướp của giết chết. Năm 2014, thân nhân của Mạc thị Liễu đã sang Phi để bốc mộ hốt cốt cho cô. Sau khi hốt cốt, tối lại tất cả người nhà của cô đều nằm mơ thấy cô Mạc thi Liễu hiện về hỏi "tóc của tui đâu" - thì ra trong khi bốc mộ người nhà của cô chỉ hốt phần xương mà thôi. Lạnh gáy! Vậy là hôm sau người nhà của cô vội vã trở lại ngôi mộ tìm mái tóc để thiêu cùng bộ xương.

(2) Ottawa cũng là thành phố nơi cư ngụ (home town) của TS Trương Công Hiếu, "là người đầu tiên trên thế giới đã thay đổi hệ thống đúc tiền bằng những kỹ thuật dùng kim loại và thép để làm cho đồng tiền mỏng hơn, nhẹ hơn và không bị rỉ sét. Ông là người đầu tiên và duy nhất phát minh kỹ thuật in màu trên tiền kim loại lưu hành giống như in mầu trên giấy bạc bằng cách sử dụng tia laser để đổi màu trên tiền kim loai". 


Ông Albert M Beck, Chủ Tịch và Sáng Lập Viên của Hội Chợ Quốc Tế Tiền Tệ Berlin tại Đức đã có lời bình luận về TS Trương Công Hiếu như sau: "Tôi cho rằng ông Hieu C. Truong là người có công nhiều nhất đối với ngành kỹ thuật đúc tiền kim loại của thế giới. Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại cũng công nhận rằng Tiến Sỉ Trương Công Hiếu là người kỹ sư nổi tiếng nhất trên thế giới và là người hiểu biết nhiều nhất trong kỹ thuật đúc tiền. Theo tôi ai muốn biết kỹ thuật đúc tiền sẽ đi về hướng nào trong tương lai thì nên hỏi ông Hiếu". Để vinh danh và ghi nhớ những công trạng của TS Trương Công Hiếu đối với Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại, Royal Canadian Mint đã cho xây dựng một Trung Tâm Khảo Cứu Xuất Sắc với ngân sách 10 triệu đô la tại Winnipeg và đặt tên là: Dr. HIEU C. TRUONG CENTER OF EXCELLENCE Lễ Khánh Thành Trung Tâm Khảo Cứu Xuất Sắc Tiến Sĩ Trương Công Hiếu - http://www.vccottawa.com/community-news/nguoivietxuatsac2013 & Video clip.


TS Trương Công Hiếu



Canada là nơi định cư tốt hơn Hoa Kỳ (?)


Bà Sarah Cliff là một người có lưỡng tịch: sinh ở Canada nhưng hiện đang sống ở Hoa Kỳ, đã có một bài so sánh về cuộc sống của hai quốc gia Hoa Kỳ và Canada, mà bà đã trải qua, trong ngày lễ Tạ Ơn năm 2014

 

1.Thế giới nghĩ Canada là một xứ tuyệt vời (awesome)
Một cuốc thăm dò dân ý của 27 ngàn người tại 50 quốc gia khác nhau trong năm 2013 về một nơi sinh sống an toàn, có chính quyền hiệu quả, có luật lệ kỷ cương, thì đa số những người được hỏi ý kiến đã chọn Canada, và đứng hàng thứ nhì là Thụy Điển.
2.Những người Canadians cũng nghĩ quê hương của họ là một xứ tuyệt vời
Trong cuộc thăm dỏ dân ý của tổ chức phát triển và kinh tế hỗ tương, OECD, cư dân của 36 quốc gia hội viên, cư dân ở Canada đã đứng hàng thứ ba sau Na Uy và Thụy Điển, trong số những cư dân hài lòng về cuộc sống của họ.
3. Cuộc sống ở Canada an toàn
Theo tổ chức OECD, thì tỷ lệ người dân bị hành hung ở Canada ở mức thấp nhất 1.31 phần trăm trong năm 2013. 76 phần trăm những người Canadians được hỏi ý kiến, đã cho biết là họ an tâm đi bộ ra ngoài đường vào ban đêm.
4. Hệ thống bảo hiểm y tế tốt hơn ở Canada.
Với hệ thống bảo hiểm y tế tốt hơn, tuổi thọ trung bình của những người Canadians gia tăng đến 81 tuổi, so với 78.7 tuổi thọ ở Hoa Kỳ.
5. Sinh viên Canada là những sinh viên thông minh nhất
Trong cuộc khảo sát của tổ chức International Student Assessment , thì nói về sự thông minh, sinh viên Canada đứng hàng thứ ba trên thế giới, chỉ thua có sinh viên Nhật và sinh viên Phần Lan.
6. Không khí Canada trong lành hơn
Mức ô nhiễm môi trường ở Canada thấp hàng thứ ba trên thế giới chỉ thua có hai nước Estonia và Úc Đại Lợi.
  
 
 TỪ LÊ    chuyển tiếp

__________________________________________________________ 

No comments:

Post a Comment