Sunday, October 24, 2021

Sự kiện có thực “Xuyên việt thời không”.

‘Cỗ máy thời gian’? Cuộc phiêu lưu kỳ ngộ của các phi công trong Thế chiến II





Vào một ngày năm 1935, Robert Victor Goddard, chỉ huy trưởng Không quân Hoàng gia Anh, trực tiếp nhận một nhiệm vụ: đi tuần tra một phi trường bỏ hoang ở Drem phụ cận Edinburgh, Scotland. Dưới đây chúng tôi gọi là phi trường Drem.

Cuộc phiêu lưu của viên phi công người Anh

Goddard đã lái chiếc phi cơ cánh đúp (biplane) của mình một cách thành thạo và bay qua phi trường Drem từ trên không. Ông phát hiện rằng phi trường này đã quá cũ nát, sân đỗ không được tu bổ hàng năm, bên trong đầy những vết nứt và cỏ dại. Một vài con bò không biết đến từ đâu đang gặm cỏ ở đó.


Goddard quan sát từ trên không trung một lúc, không phát hiện có gì dị thường nên chuẩn bị bẻ lái quay về căn cứ. Nào ai ngờ, trên hành trình trở về, ông bất ngờ gặp phải một cơn bão. Bầu trời vừa đó còn trong xanh, phút chốc đã đen kịt mây mưa cùng sấm sét đùng đoàng. Goddard, người có kinh nghiệm bay phong phú, quyết định quay lại hạ cánh xuống phi trường Drem, nơi vừa được tuần tra, để trú mưa gió. Ông tắt động cơ và cho máy bay từ từ tiếp cận mặt đất.


Sir Victor Goddard the future time traveler story


Đợi đến khi ông có thể nhìn rõ mặt đất, trong giây lát, thời tiết lại thay đổi, cơn bão đáng sợ biến mất, chỉ thấy bầu trời xanh, mây trắng và mặt trời sáng chói. Goddard, người còn chưa hiểu tình huống này là gì, đã bị choáng váng trước những cảnh tượng trước mắt ông.

Phi trường Drem, vốn trước đó chỉ là một đống đổ nát, giờ như đã được sửa chữa tự lúc nào. Hơn nữa, mọi người ở phi trường đều đang bận rộn, tựa hồ như không ai ý thức được sự tồn tại của ông, thậm chí không ai liếc nhìn ông khi ông hạ cánh.

Goddard nhìn quanh, phát hiện rằng những người thợ máy này mặc quần yếm kaki màu xanh, và có bốn chiếc máy bay màu vàng đang đậu trên đường băng của phi trường. Hình hiệu lạ lẫm của một trong những chiếc phi cơ, mà dù với kinh nghiệm không quân phong phú của Goddard, ông cũng hoàn toàn không thể nhận ra.

Chuyện gì đang xảy ra, làm thế nào để phi trường Drem trong nháy mắt có thể biến mới và được đưa vào sử dụng? Các thợ máy của Không quân Anh có bao giờ từng mặc quần yếm kaki xanh không? Ngoài ra, tất cả các phi cơ của Không quân Hoàng gia Anh đương thời đều có màu trắng bạc, tại sao những chiếc máy bay này lại được sơn màu vàng?

Goddard trong đầu đầy những dấu chấm hỏi. Ông lưu lại ở phi trường Drem một lúc, thấy thời tiết không có vấn đề gì, rồi mang theo sự bối rối và phân vân, khởi động lại phi cơ và chuẩn bị bay về căn cứ không quân.

Sau khi rời khỏi mặt đất và bay được một đoạn, ông đột nhiên thấy mình lại gặp cơn bão. Nhưng lần này, ông nhất quyết bay trở về căn cứ. Sau khi trở về, Goddard tức khắc báo cáo lại trải nghiệm của mình và những sự việc kỳ lạ mà ông đã thấy cho thượng cấp

Mọi người đoán xem kết quả là gì? Quả nhiên, không ai tin ông. Vì vậy lời chứng của ông đã được niêm phong trong kho lưu trữ của Không quân Hoàng gia Anh, mãi cho đến 4 năm sau.

Năm 1939, khi Thế chiến II nổ ra, phi trường Drem được trùng tu và sử dụng, và cải tạo thành căn cứ huấn luyện không quân. Goddard lại được phái đến phi trường Drem, và lần này, bí ẩn nan giải của ông trong nhiều năm cuối cùng cũng được hé lộ.

Trên phi trường này, ông lại nhìn thấy cảnh tượng những người thợ máy mặc quần yếm màu xanh đi lại ở sân bay, và 4 chiếc máy bay màu vàng lặng lẽ đậu trên đường băng. Hóa ra vào năm 1939, Không quân Anh đã đổi màu của máy bay huấn luyện từ màu bạc sang màu vàng. Hình hiệu chiếc phi cơ mà Goddard năm đó đã không nhận ra là máy bay Miles Magister, phi cơ loại này chỉ bay lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 3 năm 1937. Không có gì lạ khi Goddard, vào năm 1935, đã không nhận ra nó.

Dù mọi người hoài nghi những chuyện du hành xuyên thời không, nhưng so với lời chứng của Goddard 4 năm trước, không ai có thể phủ nhận rằng ông thực sự đã tiến nhập vào tương lai.

Hai nhà báo Đức trải qua một cuộc không kích của 11 năm sau

Tuy nhiên, kinh nghiệm của Goddard không phải là trường hợp đơn lẻ. Trải nghiệm của nhà báo người Đức J. Bernard Hutton và đồng nghiệp kiêm nhiếp ảnh gia Joachim Brandt cũng kỳ lạ khiến người ta tấm tắc.

Năm 1932, phóng viên Hutton và nhiếp ảnh gia Brandt được cử đến nhà máy đóng tàu Hamburg-Altona ở Đức để phỏng vấn. Hai người cùng lãnh đạo nhà máy đi một vòng và tiến hành phỏng vấn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phỏng vấn, họ liền chuẩn bị rời đi.

Đột nhiên, họ nghe thấy tiếng gầm rú của một đoàn phi cơ trên đầu. Thoạt đầu họ nghĩ, đây có thể là lực lượng không quân đang diễn tập. Tuy nhiên, chỉ trong vài giây tiếp theo, họ biết mình đã sai, vì tiếng bom nổ do phi cơ thả xuống, tứ phương cũng vang lên tiếng súng phòng không, bầu trời cũng trở nên mù mịt.

Ôi trời, đây thực sự là một cuộc không kích! Hutton và Brandt hốt hoảng nhảy lên xe hơi, nhanh chóng rời nhà máy đóng tàu Altona và lao đến Hamburg. Ngay sau khi họ rời nhà máy đóng tàu Altona được một đoạn, họ đột nhiên phát hiện ra rằng bầu trời đã quang minh trở lại, mọi cảnh vật của một buổi chiều êm đềm và thư thái đã lại được khôi phục lại, hoàn toàn không giống như trong một cuộc chiến tranh chút nào.

Điều khiến Hutton và Brandt khó tin hơn nữa là, ngày hôm sau, khi hai người họ quay trở lại nhà máy đóng tàu Altona, thì thấy rằng mọi việc vẫn ổn, và hoàn toàn không có dấu tích của một vụ đánh bom. Những bức ảnh do Brandt chụp cũng đã bị tẩy đi, cả hai xem kỹ lại thì không thấy có bất cứ điều gì bất thường cả.

Có thể tưởng tượng, khi hai người kể lại với người biên tập tất cả những điều này, họ đã nhận lại những lời mắng mỏ, nói rằng họ đang loạn tạo và nằm mơ giữa ban ngày. Hutton và Brandt không thể tranh biện, bởi họ không có bất kỳ bằng chứng nào trong tay.

Mười một năm sau, vào năm 1943, Hutton, người đã chuyển đến Anh, đọc được một mẩu tin từ một tờ báo địa phương rằng Không quân Anh đã ném bom nhà máy đóng tàu Altona ở Hamburg và phá hủy nó. Sau khi tìm hiểu kĩ quá trình và hoàn cảnh của cuộc ném bom của Không quân Anh, Hutton đã đi đến kết luận rằng: ông và Brandt đã kinh qua cuộc không kích này từ 11 năm trước.

Du hành thời không thần bí

Chỉ huy trưởng Không quân Hoàng gia Anh Goddard và nhà báo người Đức Hutton tựa như đều đã đích thân tiến hành một cuộc du hành thời không trong tình huống mà họ không hề hay biết. Sự lý giải của nhân loại đối với thế giới vật chất chỉ mới giới hạn ở không gian ba chiều gồm chiều dài, chiều rộng và chiều cao, cộng với một chiều thời gian. Đối với thời gian, con người có thể cảm thức được nó, nhưng thực sự họ không có cách nào thực thực tại tại tiếp xúc được nó như đối với không gian ba chiều. Tuy nhiên, nếu bạn siêu xuất khỏi thời không bốn chiều này mà nhìn lại thời gian, bạn sẽ có thể có một cảm thụ hoàn toàn khác.

Lấy một ví dụ, giả sử có một sinh vật trên thế giới này, trong tư duy của sinh vật này – tạm gọi là sinh vật hai chiều – chỉ biết đến sự tồn tại của chiều dài và chiều rộng, mà không có nhận thức về cao độ. Nếu chúng ta bảo trì tọa độ theo chiều dài và chiều rộng của sinh vật hai chiều này, trong nháy mắt thay đổi cao độ của nó, rồi đặt nó trở lại vị trí ban đầu, thì đối với sinh vật này, nó đã được trải nghiệm một chuyến du hành xuyên việt thời không.

Nhà vật lý nổi tiếng người Anh, Stephen Hawking đã đưa ra một ví dụ sinh động về việc “du hành thời gian” khi lái xe ô tô. Nếu người ta điều khiển xe ô tô tiến hoặc lùi trên đường thẳng thì tính là chiều thứ nhất, rẽ trái hoặc rẽ phải tính là chiều thứ hai, leo núi hay xuống dốc tính là chiều thứ ba, thì chuyển động theo thời gian chính là chiều thứ tư.

Theo cách đó mà ngoảnh đầu nhìn vào hai câu chuyện mà chúng tôi vừa kể, nó dường như sẽ dễ lý giải hơn. Nhân vật chính của hai câu chuyện đã tiến hành nhảy thoát khỏi thời không hiện tại của họ mà không cần tác động của ngoại lực.

Một số người có thể nói, rằng nếu đúng như vậy, thì phải chăng con người không chỉ có thể vận động chính hướng trên trục thời gian, mà còn có thể đi nhanh đến tương lai, hay vận động ngược chiều trên trục thời gian và quay trở lại quá khứ?

Hương Thảo | DKN

____________________________________________

No comments:

Post a Comment