Thursday, April 14, 2022

GIẤC MƠ XỨ NGUÒI...

Hà Xưa

Lại sắp cuối tháng Tư, xa xa đã nghe đì đùng thứ mà người ta gọi là "pháo" nghe đì đẹt trên một tờ báo VN nào đó có bài viết về "giấc mơ tan vỡ" của cái đám tự ý lanh chanh bỏ ra xứ nguòi, hay bị trục xuất vì ở trong nước cứ đòi tự do dân chủ... Qua bển đi rồi biết, hàng ngày vẫn phải đi cày hộc bơ".

Cái này thì đúng à nghen ! Ở đâu chẳng phải đi làm mới có ăn, xứ người làm có mệt thì cũng hộc ra bơ (butter) chứ không ra... củ mì. Nghĩa là vẫn đủ ăn, không có chết đói.

Bởi vì dân Mỹ thuòng rất thực tế, bỏ phiếu cho ai thường cân nhắc hai chữ G là Gas và Grocery. Nggĩa là vị lãnh đạo nào đem đến cuộc sống bình ổn, no ấm cho dân thì bầu, không thì thôi. Không phải cứ ra rả trên truyền thông những từ hoa mỹ mà người ta tin đâu.

Cái dân ở xứ người có nhiều giấc mơ không nhỉ ?

Có đó, giấc mơ của cô thợ nail mong dành dụm đủ tiền để mớ.tiệm nail, để nuôi con ăn học thành tài. Và may mắn thay nhiều người đã như ý nguyện. Cũng có những nguòi. như cô bạn trẻ mà tôi biết đã bước ra khỏi giấc mơ chỉ vì phải gồng gánh mẹ và em ở VN hai năm covid vừa rồi, những đồng tiền dành dụm được đã cạn dần vì phải gữi về quê nhà. Nếu không thì lấy tiền đâu em trả tiền nhà, nó làm thuê làm mướn, mà thời buổi này có ai đâu mà mướn...

Có giấc mơ đơn giản của một em mà tôi biết, ngày mới qua Mỹ chỉ là được nhưng bữa ăn no. Bởi vì ở VN mẹ mất sớm,, em đã phải lang bạt nhiều nơi, có lúc đã phải bán đi cái áo cuối cùng để mua lấy bữa cơm. Qua Mỹ em đã làm hai job, làm gì biết mệt cô ơi, em đã từng ăn cơm chan nước mưa rừng mà, giờ ngồi phòng mấy lạnh sao mệt đuọc... Em cười vang, nói về những ngôi nhà xinh xắn, vợ con và chuyện về hưu sẽ làm gì.

Có giấc mơ của cậu nhỏ quê Tuy Hòa - Võ Tá Đức - khi ở quê nhà 14 tuổi phải bỏ học đạp xích lô, vượt biên sang Mỹ với hai bàn tay trắng vậy mà dám mơ vào đại học, và không những thế cậu đã trở thành một nhà khoa học về nguyên tử của Mỹ. Chính cái nơi chẳng dây mơ rễ má, chẳng đồng bào đồng chí gì với Đức đã chắp đôi cánh cho cậu. Suốt bao nhiêu năm trời, từ thời trung học, đại học và cả hậu đại học, Đức đã chẳng phải tốn một đồng nào tiền học phí, sách vở.

Những nơi người ta không hề rêu rao dân chủ lại trao vào tay thế hệ trẻ những cơ hội thật đồng đều, bình đẳng. Nên, nếu chịu khó, những giấc mơ có thể thành hiện thực.

Và hãy dành đôi phút giây trong tháng Tư này để hàn gắn, để yêu thuong, để tưởng nhớ những người đã chết trên biển cả, trong đó có những nguòi - bạn tôi - đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ...

Hà Xưa



No comments:

Post a Comment