Sunday, June 26, 2022

Polyp đại tràng nào dễ phát triển thành ung thư?

Đa phần polyp đại tràng là vô hại, tuy nhiên có mối tương quan giữa kích thước polyp đại tràng và nguy cơ ung thư. Bác sĩ sẽ cắt bỏ những polyp đại tràng có nguy cơ trở thành ung thư.
Bất kỳ ai cũng có thể bị polyp đại tràng, và khoảng 6% trẻ em mắc. Nguy cơ bị polyp đại tràng và ung thư đại tràng sẽ tăng lên theo tuổi. Khoảng một phần ba số người trên 50 tuổi có polyp. Hơn 95% các trường hợp ung thư đại tràng bắt đầu từ polyp.

Nguy cơ ung thư của các polyp nhỏ hơn 5mm là rất thấp. Polyp càng lớn, nguy cơ ung thư càng tăng.

Theo Medical Newstoday, polyp đại tràng phát triển rất chậm và thường không gây ra triệu chứng. Sàng lọc thường xuyên có thể giúp can thiệp sớm trước khi các polyp trở thành ung thư.

Polyp là gì và tại sao chúng có thể dẫn đến ung thư?
Ung thư xảy ra khi các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo ra các khối u. Ung thư đại tràng cũng không ngoại lệ.

Ung thư đại tràng thường bắt đầu từ những khối u này là polyp. Không phải tất cả các polyp đều là ung thư. Tuy nhiên, có polyp là một yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư.

Ít nhất 95% các trường hợp ung thư đại tràng bắt đầu bằng polyp. Có thể mất nhiều năm để những polyp này phát triển thành ung thư. Đây là lý do tại sao tầm soát ung thư đại tràng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư trước khi nó lây lan.

Không thể biết chắc được một polyp có kích thước bao nhiêu sẽ trở thành ung thư.

Kích thước polyp và nguy cơ ung thư
Một nghiên cứu năm 2018 về kích thước polyp và ung thư bao gồm 550.811 polyp cho thấy chỉ một tỷ lệ nhỏ các polyp (3,4%) là ung thư. Đa số (81%) có đường kính 1-9 mm.
Tuy nhiên, tỷ lệ ung thư cao nhất trong số các polyp lớn nhất.

Tỷ lệ polyp bị ung thư, theo kích thước, như sau:
Một nghiên cứu năm 2018 ở Trung Quốc cho thấy các khối polyp lớn hơn 31mm có nguy cơ trở thành ung thư đại tràng cao hơn. Những người trên 50 tuổi có nhiều khả năng bị ung thư và polyp, đặc biệt là những polyp lớn.
Một nghiên cứu khác năm 2018 hỗ trợ phát hiện này. Nghiên cứu đã phân tích tổng cộng 15.906 polyp. Trong số các polyp có kích thước lớn hơn 30mm, 4,6% là ung thư. Tỷ lệ ung thư ở các polyp có kích thước nhỏ hơn 5mm là 0%.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của ung thư đại tràng
Polyp đại tràng phát triển chậm và những người bị polyp hoặc ung thư đại tràng có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Đây là lý do tại sao tầm soát ung thư đại tràng rất quan trọng.

Một số triệu chứng của ung thư đại tràng:
- Chảy máu trực tràng.
- Chảy máu khi đi tiêu.
- Cảm giác như ruột của họ không rỗng sau khi đi tiêu.
- Táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên.
- Đau dạ dày.
- Thay đổi thói quen đi tiêu.

Dấu hiệu của polyp đại tràng bạn nên biết
Polyp đại tràng thường không gây ra triệu chứng. Điều quan trọng là phải làm các xét nghiệm tầm soát thường xuyên, chẳng hạn như nội soi, vì các polyp đại tràng được phát hiện ở giai đoạn đầu thường có thể được loại bỏ một cách an toàn và hoàn toàn. Cách phòng ngừa tốt nhất cho bệnh ung thư đại trực tràng là thường xuyên tầm soát và cắt bỏ các khối polyp.

Bởi vì hầu hết những người bị polyp đại tràng không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào, bạn có thể không biết mình bị polyp cho đến khi bác sĩ phát hiện ra nó trong khi khám đại tràng.

Tuy nhiên, một số người bị polyp đại tràng có thể gặp phải:
-  Chảy máu trực tràng
Đây có thể là dấu hiệu của bệnh polyp đại tràng hoặc ung thư hoặc các bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh trĩ hoặc vết rách nhỏ ở hậu môn.

-  Thay đổi màu phân
Máu có thể xuất hiện dưới dạng vệt đỏ trong phân của bạn hoặc làm cho phân có màu đen. Sự thay đổi màu sắc cũng có thể do một số loại thực phẩm, thuốc hoặc thực phẩm chức năng gây ra.

-  Thay đổi thói quen đi tiêu
Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần có thể cho thấy sự hiện diện của một khối u hoặc ung thư ruột kết lớn hơn. Tuy nhiên, một số tình trạng khác cũng có thể gây ra những thay đổi trong thói quen đi tiêu.

- Đau
Polyp đại tràng có thể làm tắc nghẽn một phần ruột của bạn, dẫn đến đau bụng quặn thắt.

- Thiếu máu do thiếu sắt
Chảy máu do polyp có thể xảy ra từ từ theo thời gian, không có máu trong phân của bạn. Chảy máu mãn tính "cướp" đi lượng sắt cần thiết trong cơ thể bạn để sản xuất chất cho phép các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến cơ thể (hemoglobin). Kết quả là thiếu máu do thiếu sắt, có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở.

Khi nào đến gặp bác sĩ

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn thấy đau bụng, máu trong phân, thay đổi thói quen đi tiêu của bạn kéo dài hơn một tuần.
Bạn nên thường xuyên kiểm tra polyp nếu:
- Bạn từ 50 tuổi trở lên.
- Bạn có các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng. Một số người có nguy cơ cao nên bắt đầu tầm soát thường xuyên sớm hơn nhiều so với tuổi 50.

Hà An - DT

_____________________________________

No comments:

Post a Comment