Monday, October 16, 2023

Tiểu không tự chủ là gì?


Đôi khi bạn vô tình bị són tiểu khi hắt hơi, cười hoặc xì hơi? Người ta ước tính rằng có khoảng từ 24% đến 45 % phụ nữ và từ 11% đến 34 % đàn ông lớn tuổi trên toàn thế giới bị són tiểu ở các mức độ khác nhau và được gọi là tiểu không tự chủ (UI).

Mặc dù tình trạng tiểu không tự chủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhìn chung tình trạng này phổ biến hơn ở người cao tuổi. Mặc dù nhiều người có thể dễ dàng trì hoãn việc đi vệ sinh, nhưng điều đó không đơn giản đối với người lớn tuổi mắc chứng tiểu không tự chủ.

Hơn 33 triệu người Mỹ bị tiểu không tự chủ hoặc các tình trạng bàng quang khác. Mặc dù nó khá phổ biến nhưng chứng tiểu không tự chủ không phải là điều mà người thân yêu của bạn nên chấp nhận hoặc phải chấp nhận. Trên thực tế, có rất nhiều cách điều trị chứng tiểu không tự chủ ở người cao tuổi một cách hiệu quả, bất kể nguyên nhân là gì.

Triệu chứng tiểu không tự chủ

Triệu chứng chủ yếu của tiểu không tự chủ là són nước tiểu một cách khó kiểm soát, nhỏ giọt liên tục hoặc lắt nhắt với một lượng lớn hoặc nhỏ. Tùy vào từng loại, biểu hiện sẽ khác nhau nhưng nhìn chung đều dễ nhận biết bởi một số dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Són tiểu không kiểm soát khi ho, cười, hắt hơi, tập thể dục.
  • Đi tiểu nhiều lần cả ngày và / hoặc ban đêm.
Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ

Tiểu không kiểm soát có thể xuất phát từ thói quen hàng ngày, bệnh lý tầm ẩn hoặc các vấn đề liên quan đến thể chất. Cụ thể như sau: (2)

1. Tiểu không tự chủ tạm thời

Một số loại thực phẩm, đồ uống và thuốc có khả năng kích thích bàng quang và tăng sản xuất nước tiểu, bao gồm:

  • Rượu bia.
  • Caffeine.
  • Đồ uống có ga.
  • Chất tạo ngọt nhân tạo.
  • Socola.
  • Ớt.
  • Thực phẩm chứa nhiều gia vị, đường, axit, đặc biệt là trái cây họ cam quýt.
  • Thuốc: thuôc liên quan đến tim mạch, huyết áp, thuốc an thần, thuốc giãn cơ.
  • Cơ thể tiêu thụ quá nhiều Vitamin C.

Ngoài ra, tiểu không kiểm soát tạm thời cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý như:

Táo bón:
**  Trực tràng nằm gần bàng quang và liên kết bởi nhiều dây thần kinh. Khi bị táo bón, phân cứng sẽ nén chặt trong trực tràng khiến dây thần kinh gặp áp lực, làm tăng tần suất đi tiểu.Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng có thể kích thích bàng quang, làm tăng nhu cầu đi tiểu và tiểu không tự chủ.

**  Tiểu không kiểm soát liên tục, thường xuyên
Tình trạng tiểu không tự chủ diễn ra liên tục và dai dẳng có thể liên quan trực tiếp đến những thay đổi về thể chất, bao gồm:
  • Thai kỳ:   Trong suốt giai đoạn thai kỳ, những thay đổi về nội tiết tố cũng như sự phát triển của thai nhi có thể dẫn đến tiểu không kiểm soát
  • Sinh thường:   Sinh con qua đường âm đạo gây suy yếu một số cơ, dây thần kinh liên quan đến bàng quang, khiến sàn chậu bị sa xuống. Lúc này, bàng quang, trực tràng, tử cung hoặc ruột non có thể bị đẩy lệch khỏi vị trí bình thường, làm tăng nguy cơ tiểu không tự chủ.
  • Tuổi tác: Theo thời gian, sự lão hóa của cơ bàng quang có thể làm giảm khả năng trữ nước tiểu. Ngoài ra, các cơn co thắt cũng diễn ra thường xuyên hơn khi về già.
  • Thời kỳ mãn kinh: Bước vào giai đoạn mãn kinh, cơ thể phụ nữ sản xuất ít estrogen hơn bình thường (đây là loại hormone có tác dụng duy trì sự khỏe mạnh cho bàng quang và niệu đạo). Sự suy giảm này có thể khiến tình trạng tiểu không kiểm soát trở nên trầm trọng hơn.
  • Phì đại tuyến tiền liệt: Ở nam giới lớn tuổi, tình trạng tiểu không tự chủ thường xuất phát từ nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt.
  • Ung thư tuyến tiền liệt: Ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới nếu không được điều trị cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu không kiểm soát.
  • Sự tắc nghẽn: Một khối u ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường tiết niệu đều có thể cản trở dòng chảy bình thường của nước tiểu, dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát. Ngoài ra, sỏi tiết niệu cũng gây ảnh hưởng tương tự.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Bệnh đa xơ cứng, Parkinson, đột quỵ, khối u não hoặc chấn thương cột sống có thể gây cản trở các tín hiệu thần kinh liên quan đến kiểm soát bàng quang, dẫn đến tiểu không tự chủ.
Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh
Tình trạng tiểu không kiểm soát dễ xảy ra ở những người nằm trong nhóm nguy cơ, bao gồm:
-  Giới tính:  Nữ giới có nguy cơ cao nam giới, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai, sinh con, mãn kinh.
Tuổi tác:  Khi già đi, các cơ trong bàng quang và niệu đạo dần bị lão hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chứa nước tiểu, dẫn đến chứng tiểu mất kiểm soát.
Thừa cân: Tình trạng thừa cân sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang và các cơ xung quanh, gây suy yếu, cho phép nước tiểu thoát ra ngoài một cách mất kiểm soát khi ho hoặc hắt hơi.
-  Thói quen hút thuốc lá.
-  Di truyền.
-  Người mắc bệnh thần kinh hoặc tiểu đường.

Biến chứng của tiểu không kiểm soát
Về lâu dài, nếu tình trạng tiểu không tự chủ không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến hai biến chứng nghiêm trọng sau:
- Các vấn đề về da:  phát ban, nhiễm trùng, lở loét do da thường xuyên ở trong tình trạng ẩm ướt.
-  Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Để hạn chế gặp phải các biến chứng không mong muốn, khi gặp phải tình trạng tiểu mất kiểm soát, người bệnh nên liên hệ sớm với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Đặc biệt là khi xuất hiện một số dấu hiệu nghiêm trọng sau:

  • Tiểu không kiểm soát diễn ra liên tục, thường xuyên.
  • Chứng tiểu không kiểm soát làm tăng nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi khi liên tục phải đi vệ sinh trong trạng thái vội vàng.
  • Nghi ngờ là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn khác.
  • Chứng tiểu không kiểm soát ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sinh hoạt hàng ngày.
Cách điều trị tiểu không kiểm soát

Tùy theo mức độ tiểu không kiểm soát, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng một cách hiệu quả. Một số phương pháp có thể kể đến gồm:

  • Thuốc điều trị tiểu không kiểm soát: Một số loại thuốc có khả năng làm giảm hiện tượng rò rỉ nước tiểu không kiểm soát, giúp ổn định các cơn co thắt khi bàng quang hoạt động quá sức. Những loại thuốc điều trị thường được chỉ định gồm: Oxybutynin, Oxybutynin XL, Oxybutynin TDDS, Tolterodine, Solifenacin, Fesoterodine, Darifenacin…
  • Kiểm soát triệu chứng bằng cách thay đổi lối sống tích cực, cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Tiêm Botulinum: Phương pháp này giúp thư giãn các cơ, giảm chứng tiểu không kiểm soát.
  • Sử dụng cơ thắt niệu đạo nhân tạo: Thiết bị này được sử dụng cho nam giới, có tác dụng đóng niệu đạo khi không đi tiểu, thường dùng chủ yếu sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt.
  • Đặt băng nâng niệu đạo: Đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao trong điều trị chứng tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở nữ.
Biện pháp phòng ngừa tiểu không tự chủ

Chứng tiểu không tự chủ hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và tập luyện tích cực. Một số giải pháp hữu ích có thể tham khảo như:

  • Duy trì mức cân nặng hợp lý.
  • Thực hành một số bài tập sàn chậu có lợi.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích bàng quang, chẳng hạn như: caffeine, rượu bia, thực phẩm có tính axit…
  • Xây dựng thực đơn giàu thành phần chất xơ để ngăn ngừa táo bón.
  • Không hút thuốc.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu
Tamanh
______________________________________

No comments:

Post a Comment