Tuesday, January 15, 2019

Làm sao ta cất giữ kinh nghiệm?

BS Nguyễn Ý Đức

1- Tại sao ngay sau khi kêu điện thoại thì ta quên số đó?
Có hai loại trí nhớ: ngắn hạn và dài hạn.

Trí nhớ ngắn hạn chỉ ghi lại được từ 5 tới 7 sự kiện và kéo dài tối đa khoảng 60 giây. Trí nhớ dài hạn kéo dài cả nhiều phút tới nhiều năm và khả năng rất cao.


 Do ước lượng thì não của ta có thể tích trữ cả tỉ dữ liệu so với số một triệu của máy vi tính. Xin đừng để chữ cất giữ làm quý vị bối rối. Quý vị không có một cái gì để so sánh với thư viện của não; không có một trung tâm nào mà trí nhớ có nhiều như vậy. Trí nhớ là một trong những chức năng hoạt động của não con người, và là nhiệm vụ của nhiều phần của não bộ chứ không phải một bộ phận nào.

Ðể kéo dài, trí nhớ cần được ghi vào não mà hành động ghi này cần nhắc đi nhắc lại và phân loại. Duy trì trí nhớ đòi hỏi phải di chuyển một sự kiện từ kho ngắn hạn sang kho dài hạn, và được coi như kết quả đưa tới dấu hiệu của trí nhớ: đây là sự thay đổi về cấu trúc của não bộ. 

 Một số điện thoại mà quý vị không dùng thường xuyên sẽ không gắn vào trí nhớ dài hạn. Nếu đường dây diện thoại bận, quý vị lại phải nhìn vào số đã ghi vì số đó không được ghi vào trí nhớ.

 2 - Tại sao người cao tuổi nhớ nhiều về dĩ vãng hơn là hiện tại?

 Hồi tưởng lại việc mình đã làm vào năm tuần lễ trước, một lão nghệ sĩ 91 tuổi không có một ý niệm gì về công việc mình đã làm.  Thực vậy, ông ta đã không quên vai trò mà ông đã đóng trong vở kịch của Shakespeare khi ông ta mới 12 hoặc 13 tuổi. Ông ta vẫn còn có thể đọc lại bài diễn văn mặc dù từ lâu ông không coi lại.

Có nhiều yếu tố góp phần vào sự kiện này ở người cao tuổi. Khả năng để duy trì những kỷ niệm mới thường mất đi ở người tuổi cao, một phần vì những thay đổi về thể chất và hóa chất ở não và một phần vì với tuổi cao, những ám ảnh về thay đổi và quan tâm tới hiện tại có thể đã mất. Cùng lúc đó, những kỷ niệm về quá khứ có thể tăng với thời gian vì chúng có khoảng thì giờ dài để củng cố, cũng như để lại những dấu vết của ký ức không quên được ở trong não. Ðiều này có thể đặc biệt đúng nếu họ tiếp tục nhắc đi nhắc lại vì những xúc động riêng.

 3- Tại sao ta không nhớ những gì khi còn bé?

Theo một thuyết thì sở dĩ ta không nhớ nhiều về những năm đã qua bởi vì khi đó ta không đủ ngôn ngữ để ghi điều xảy ra ở trong trí nhớ. Một lý thuyết khác thì cho rằng vào tuổi thơ, não chưa phát triển đầy đủ để nhớ. Nhiều nghiên cứu còn đưa ra nhiều khía cạnh phức tạp về giả thuyết này. Họ tin rằng não có thể có hai loại ký ức, một dành cho các ký ức rõ nhất — thí dụ tên và nét mặt, và một phần khác dành cho các kỷ niệm kém cần phải lưu tâm như các khéo léo về thể chất và tinh thần. Các nhà nghiên cứu cũng cho hay sự ghi nhận các điều đặc biệt chưa phát triển đầy đủ cho các kỷ niệm của tuổi thơ.

 4- Nguyên nhân của chứng quên

 Khi quý vị nghĩ tới chứng quên, có thể là quý vị liên tưởng tới một rối loạn về trí nhớ mà các nhà viết kịch bản rất thích. Sau một khủng hoảng về tinh thần, nhà anh hùng quên hẳn quá khứ và không biết mình là ai – một hoàn cảnh thường xảy ra ở các phim – và dẫn tới nhiều chuyện phức tạp. Trong loại quên này mà ở đời sống ít khi có, người hay quên không nhớ vì những lý do tâm lý và rất đau lòng khi nhớ lại ta là ai.

 Ða số chứng quên có nguyên nhân là tổn thương thể chất của não bộ. Nó có thể thuộc về quá khứ mà nạn nhân không nhớ chuyện gì đã xảy ra tai nạn, hoặc tương lai trong đó trí nhớ về sự việc xảy ra sau khi tổn thương đã có.

 5- Liệu sau khi thôi miên thì khả năng của trí nhớ tốt hơn.

 Thôi miên có thể giúp lấy đi chứng quên gây ra do một chấn thương xúc động mạnh, một loại mà một tài xế gặp sau khi người ngồi bên cạnh xe bị chết.

 6- Tại sao khứu giác mang lại nhiều trí nhớ.

Trong những giác quan, khứu giác nằm ở gần bộ phận hải mã là một trong những bộ phận chịu trách nhiệm về thiết lập trí nhớ. Khứu giác cũng liên hệ trực tiếp với hệ bán tính là bộ phận gây ra xúc động của não. Các giác quan khác phải đi theo một lộ trình dài để đi tới các trung tâm về trí nhớ và xúc động ở não.Vậy cấu tạo của não đóng một vai trò quan trọng khi một mùi quen thuộc có thể gợi lại các ký ức lâu đời, ngay cả khi còn bé, và chúng tạo thành một hỗn hợp của hạnh phúc và khao khát mà ta gọi là lòng hoài cổ.

 7- Kinh nghiệm “Đã Nhìn Thấy Dejà Vu” là gì?

 Ðây là hiện tượng mà ta tưởng như là sẽ trải qua một lần nữa. Ðó có thể là kết quả của sinh học não. Một lý thuyết cho rằng khi cất kỷ niệm đó vào trí nhớ, một vùng duy nhất của não chậm hơn các phần khác. Cảm giác quen thuộc này được tạo ra khi một điểm nào đó theo kịp phần còn lại, giải quyết các phần đã được các bộ phận khác làm rồi.

 Một giả thuyết khác cho rằng đôi khi một hiện tượng đặc biệt của hiện tại thúc đẩy các vết của một kinh nghiệm quá khứ mà đã có dây mơ rễ má với hiện tại. Giả thử như quý vị khi còn bé đã đi thăm một nơi nào thơ mộng, xa thành phố thì sự tới thăm lại nơi đó khi lớn có thể là hiện tượng dejà vu.

BS: NYĐ Arlington, TX


__________________________

No comments:

Post a Comment