Sunday, July 25, 2021

7 điểm chung của những người sống thọ trên 100 tuổi

,


 Duy trì ý thức về mục đích sống, suy nghĩ lạc quan, ưu tiên tập thể dục và dinh dưỡng hợp lý là những điểm chung của người sống trăm tuổi.

Suy nghĩ lạc quan
Khả năng phục hồi, sự lạc quan hoặc hài lòng với cuộc sống và hoàn cảnh của một người là chủ đề chính trong một nghiên cứu về những người sống qua mốc 100 tuổi.
Theo Kristen Farrell-Turner, tiến sĩ, nhà tâm lý học tại Pritikin, sự lạc quan của người trăm tuổi không có nghĩa là họ không thực tế hoặc đang cố gắng "bọc đường" cho các vấn đề của mình. "Trên thực tế, sự lạc quan có hiệu quả nhất khi nó được dựa trên thực tế, tức là một người thừa nhận tác nhân gây căng thẳng hiện tại nhưng đối mặt với nó bằng một thái độ lạc quan, cởi mở hơn là một thái độ bi quan, khép kín", Farrell-Turner nói.
Một nghiên cứu tiến hành năm 2016 trên những người Do Thái thọ trên trăm tuổi cho thấy sự tích cực này có liên quan đến mức độ sức khỏe tự nhận thức cao hơn, điều này bảo vệ họ khỏi trầm cảm và các bệnh lý khác.
Được kết nối
Các chuyên gia cho rằng tôn giáo hoặc tâm linh có thể có mối liên hệ với tuổi thọ. Tiến sĩ Farrell-Turner nói: "Tham gia vào một tổ chức cho phép bạn tiếp cận với sự hỗ trợ xã hội và các hoạt động cộng đồng, tất cả đều được thiết lập như những yếu tố để sống lành mạnh hơn".
Ưu tiên dinh dưỡng từ thực vật
Chuyên gia dinh dưỡng tại Pritikin cho biết, có thể tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống khi già đi bằng cách giảm thu nạp protein động vật, thay vào đó kết hợp nhiều rau, trái cây, đậu và các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây...
Hòa mình với thiên nhiên
Dilip Jeste, giáo sư về tâm thần học và khoa học thần kinh, đồng thời là giám đốc của Viện Sam và Rose Stein về lão hóa tại Đại học California San Diego cho biết: "Khi bạn ở ngoài trời, giữa cây cối và thiên nhiên, bạn có xu hướng tương tác với người khác hơn là cảm thấy bị cô lập. Tất cả điều này có thể thúc đẩy cảm giác hạnh phúc".
Vận động thể chất
Bạn không cần phải là một vận động viên 3 môn phối hợp để có một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia Mỹ phát hiện ra rằng mỗi người chỉ cần 2,5 giờ hoạt động vừa phải mỗi tuần là có thể kéo dài tuổi thọ của mình thêm 3-4 năm.
Hầu hết các chuyên gia cũng khuyên bạn nên rèn luyện sức bền và sức đề kháng ít nhất hai lần mỗi tuần. Các bài tập tim mạch được đề xuất bao gồm đi bộ, đạp xe, khiêu vũ hoặc các lớp học bơi...
Carol Espel, MS, Giám đốc Thể dục tại Trung tâm Trường thọ Pritikin khuyên bạn nên kết hợp các bài tập như thái cực quyền, yoga và Pilates vì chúng không chỉ là những lựa chọn tốt để hỗ trợ sức mạnh và sự linh hoạt mà còn giúp bạn tỉnh táo hơn.
Họ có gen tốt
Theo Danine Fruge, giám đốc y tế tại Trung tâm tuổi thọ Pritikin (Florida, Mỹ) di truyền đóng góp từ 20% - 30% vào tuổi thọ của chúng ta.
Nếu bạn có cha mẹ sống đến 95 tuổi trở lên, xét về mặt di truyền, bạn có khả năng sống khỏe mạnh hơn và có thể là lâu hơn.
Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Tạp chí Tim mạch Mỹ báo cáo rằng những đối tượng có cha hoặc mẹ sống trên 95 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp thấp hơn 29%, tỷ lệ đột quỵ thấp hơn 65% và tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 35% so với những người có cha mẹ qua đời trước 95 tuổi.
Ý thức về mục đích sống
Cho dù là bận rộn chăm sóc cháu chắt hay làm nghề thủ công, người cao tuổi thường bận rộn với các hoạt động sản xuất. Ví dụ, một nghiên cứu về những thợ dệt cao tuổi ở một ngôi làng phía bắc Okinawa (Nhật Bản) cho thấy việc tiếp tục gắn bó với nghề dệt basho-fu truyền thống cho phép những người phụ nữ lớn tuổi duy trì sự gắn bó tích cực với cuộc sống như những thành viên khỏe mạnh và hiệu quả của xã hội.
Tiến sĩ Jeste nói: "Khi họ tin rằng họ cần sống vì gia đình, con cái, đất đai, hoặc một số mục đích khác, họ sẽ sống thọ hơn".
Hoàng Tiến Theo Ladders
_________________________________

2 comments:

  1. tôi đang sống là vì tôi chưa..chết, chứ chẳng có mục đích gì khác.Trên 70 tuổi mà còn sống có mục đích phải là một đại nhân. Kinh nghiệm của tôi bắt đầu tuổi tám mươi tôi đã thấy hình phạt, tra tấn từ từ xuất hiện trong bản thân mình, chắc chắn với tôi sẽ có lúc chết là một giải thoát.Và ra đi không tiếc nuối gì nữa. Người Bính TÝ Hà Nam.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào Bác.
      QN rất đồng cảm những chia sẻ của Bác. Thật vậy, lúc trẻ thì không sao, nhưng bắt đầu tuổi 60 trở đi như QN bây giờ thì dần thấm thía. Mọi chuyện đi xuống khá nhanh nhất là sức khỏe. Mình cảm nhận được rất rõ con đường phía trước trở nên rất ngắn.
      Nhìn Mẹ QN, cùng tuổi với Bác tuy bịnh hoạn ốm đau nhưng bà vẫn rất sợ và không muốn nhắc đến cái chết.

      Riêng QN khác hơn, tuổi này trở đi, khi các con đã ổn định thì cảm giác buông bỏ trở nên rõ ràng trong suy nghĩ. QN vẫn hay nói với ông nhà: Lúc này mà tôi có ra đi, hay số tôi có vậy thì cũng là hài lòng mãn nguyện.

      Nhưng bác ơi ! khó khăn lắm mới được làm người, Vậy thì ráng lạc quan mà sống bác nhé. Hãy nghĩ dù có thế nào, thì một ngày sống thêm cũng là quà tặng của thượng đế, nên trân trọng bác à.
      Chúc bác sống vui nhen - QN

      Delete