Thursday, August 16, 2012

THIÊN HẠ SỰ 3 .

>



Author: Đinh Tấn Khương.

Trước đây, đã có vài lần nghe nhắc đến những cái quán “ bún mắng, cháo chửi” tại Hà Nội. Rằng ở đó, có những món ăn ngon cho nên đã thu hút rất nhiều thực khách, cho dù có bị chửi mắng rất thậm tệ nhưng người đến ăn ngày càng đông đảo. Có người còn cho đó là hình ảnh tiêu biểu của nền văn hóa  ẩm thực tại Viêt Nam hiện nay, bởi vì người ta ghi nhận thực tế: càng mắng, càng chửi, dù với những lời lẽ thô tục đi nữa, thì càng thu hút được nhiều thực khách.
Nghe như vậy nhưng tôi cứ tưởng đó chỉ là những mẫu chuyện đùa mà tôi chẳng bao giờ tin đó lại là chuyện có thật!
 


Hôm thứ Sáu vừa qua , ngày 03/08/12, sau khi đọc bài viết: Quán “ăn mắng” ở Sài Gòn, trên báo điện tử Vnexpress, thì sự nghi ngờ của tôi trước kia đã không còn nữa.

Trích vài đoạn trong bản tin:
1.     "Đi với giai đẹp mà khó tính thế ai chịu được... muốn chỗ sạch thì leo lên nóc nhà mà ngồi", bà chủ quán thịt cầy trên đường Trần Não (quận 2, TP HCM) văng tục và mắng cô gái vừa hỏi có chỗ ngồi nào sạch sẽ hơn không.
Vừa bước vào quán đã nghe những lời chói tai của bà chủ, nữ thực khách là dân Sài Gòn gốc cảm thấy sốc, tức giận định bỏ về. Người bạn trai đi cùng cô níu tay bảo: "Tính bà ấy vậy ở đây ai mà chẳng biết, miệng chửi bậy bạ vậy chứ trong lòng chẳng nghĩ gì đâu".
Chàng trai phải mất vài phút giải thích về "văn hóa chửi" làm nên thương hiệu của quán thịt cầy Hải Phòng ở khu Trần Não này, cô gái mới nguôi giận. Cả hai sau đó cố gắng tìm cho mình một chỗ ngồi nép sâu vào góc quán chật chội.

2.     Gần đây, sinh viên làng đại học Thủ Đức thường kháo nhau về quán sinh tố "chửi" ở gần cổng ký túc xá Đại học Quốc gia TP HCM. Không biết tên thật của quán nhưng nó nổi tiếng đến nỗi nhiều bạn trẻ bảo "ở làng đại học mà chưa uống sinh tố chửi thì giống như đời sinh viên không biết mùi vị của mì tôm". (hết trích)


Tôi đọc một hơi, càng đọc tôi càng ngạc nhiên và cứ hỏi lại chính mình:
-         Tại sao lại có chuyện như thế nhỉ!?


Nhớ lại thời tuổi trẻ, đôi khi bị cha mẹ rầy la chỉ vì cái tội ham chơi, bê trễ việc học.. thế mà chúng ta nào có thấy vui. Có lúc còn tỏ vẻ phản kháng, dỗi hờn bỏ cả bữa ăn nữa đấy.Thế thì tại sao lớp trẻ VN bây giờ, luôn cả lớp trẻ sinh viên, rường cột của đất nước mai sau,  lại coi nặng miếng ăn hơn là lòng tự trọng của mình như vậy !?

Tôi vẫn chưa tìm được một câu trả lời thích đáng!!!!

 ****

Hôm nay, thứ Hai ngày 13-08-12,  đọc thêm bản tin trên báo điện tử Vnexpress:  "Lật xe chở 20 tấn thức ăn, dân nhào ra hôi của".

Trích đoạn trong bản tin:
Rng sáng 12/8, ôtô ch 20 tn thc ăn hn hp b lt nghiêng xung b rung trên quc l 19, đon đi qua th trn Tuy Phước, Bình Đnh. Người dân đã nhào ra khiêng các bao thức ăn về.

Tai nạn làm tài xế bị thương nhẹ, chiếc xe bị hư hỏng nặng phần đầu và toàn bộ hàng hóa trên xe văng tung tóe. Thấy vậy, người dân địa phương nhào ra khiêng thức ăn làm náo loạn khu vực”.

Đọc tiếp hai bản tin nữa, cũng trên trang mạng Vnexpress, đăng từ mấy tháng trước:
(hết trích)

Một lần nữa tôi lại hỏi chính mình:
-         Tại sao người ta lại đối xử với nhau như thế nhỉ?
-         Phải chăng vì cuộc sống có nhiều khó khăn đã dẫn đến sự vô cảm?


Nhớ lại chuyện xảy ra với bản thân chúng tôi cách nay đã hơn 40 năm, trước Tết chừng vài hôm. Chúng tôi trở về quê nhà ăn Tết trên một chuyến xe đò chở hành khách, đông nghẹt người và chất đầy hàng hóa, chạy từ Sài Gòn về Qui Nhơn.
Xe ra khỏi thành phố thì có thêm  một phụ nữ bồng đứa con nhỏ được cho đón lên xe. Vì xe đã chật cứng cho nên lơ xe yêu cầu người phụ nữ  phải cất túi xách cồng kềnh lên trên mui xe. Lúc đầu chị tỏ vẻ không bằng lòng, nhưng bị cảnh cáo, nếu không như thế thì mẹ con chị phải bước xuống khỏi xe. Nghe như vậy cho nên chị miễn cưỡng chấp nhận đề nghị nầy.

Khi xe đã chạy một khoảng đường khá xa, gần đến thị trấn Cam Ranh thì người phụ nữ này yêu cầu lơ xe đem túi xách của chị xuống để lấy bình sữa cho đứa con. Lơ xe trèo lên mui và một chặp sau, túi xách được trao cho chị. Chị kiểm tra thì hô hoán lên rằng cái ví tiền đã mất và chị quả quyết người lơ xe đã lấy cắp nó. Hai người to tiếng với nhau đến nỗi không ai nhịn ai, có lẽ đó là lý do khiến người tài xế bực tức rồi mất kiểm soát tay lái, cho nên xe bị lật nhiều vòng, khi chạy qua một khúc đường cong nguy hiểm!
Kết quả, có tất cả chừng 10 hành khách bị chết thảm, trong đó có cả mẹ con người phụ nữ mất của, và người lơ xe kia cũng cùng chung số phận như vậy. Bên cạnh đó thì có rất nhiều người bị thương, trong số nầy thì có cả chính tôi!

Vì chiếc xe bị lật nhiều vòng, nước acid chảy ra từ trong bình điện xe, rót thẳng xuống, thấm ướt cả khuôn mặt của tôi. Lúc đó, tôi không dám mở mắt vì sợ acid thấm vào sẽ bị mù, và có lẽ do vết thương ở mặt kèm thêm sự đau đớn bởi vết bỏng cùng sự khiếp hãi tinh thần, cho nên tôi đã được một nhân viên cứu thương dìu đi và đẩy lên chiếc xe đã nghẹt cứng những người bị thương trong đó, mà hầu hết là những người bị thương rất nặng (những người bị thương nhẹ sẽ được chuyển bằng chuyến đến sau).
Ngồi trong xe một chặp, tôi dùng vạt áo để lau khô khuôn mặt và thử mở mắt ra xem, liệu mình đã bị mù hay chưa? May quá, đôi mắt vẫn còn nhìn thấy, và cái mà tôi nhìn thấy đầu tiên đó là những cộc tiền có tờ giấy bạc mệnh giá 500 đồng, lòi ra từ hai túi quần của người đàn ông trung niên, đang nằm bất tỉnh bên cạnh. Một thoáng rất nhanh, tôi đưa  tay tính vơ lấy mấy cộc tiền đó, mà tôi biết chắc rằng nó có giá trị rất lớn vào thời điểm ấy (tiền cơm hai buổi của tôi lúc đó là 300 đồng mỗi tháng). Nhưng cũng rất nhanh, không hiểu sao, như một động lực nào đó đã cản ngăn và kéo ngược cánh tay tôi lại. Tôi đã từ bỏ ý định chiếm đoạt tài sản của người khác, mặc dầu lúc ấy tôi vẫn là một sinh viên nghèo, cần tiền cho nhiều thứ.

Xe vừa đến bệnh viện thì có vài y tá đem băng ca đến chuyển bệnh. Tôi vờ bất tỉnh, nép sát vào trong nhưng mắt vẫn khép hờ, đủ thấy những gì xảy ra chung quanh. Tôi muốn theo dõi xem có ai trong số những người áo trắng lén lấy cắp số tiền của người đàn ông kia hay không?
Nhưng thán phục thay, những nhân viên y tế đã nhặt những cộc tiền rơi ra ngoài, bỏ lên chiếc băng ca cùng người bệnh, tôi vội bước theo họ vào tận phòng cấp cứu để xem họ sẽ làm gì nữa với số tiền đó. Tôi nghe nhân viên y tế nầy báo với y tá trưởng và họ tiếp tục lôi ra những cộc tiền khác nữa, ở trong các túi áo vét, đếm xong tất cả thì họ cùng lập biên bản và báo lên bệnh viện trưởng, cho người mang tiền đi cất vào tủ sắt.

Trong chuyến đi cũng còn có người thân, và anh bạn của tôi. Nhưng những người nầy không hề hấn gì, chỉ trầy sướt chút ít cho nên họ không phải đưa đi bệnh viện. Sau nầy, họ cho biết là những người dân làng ở gần nơi xảy ra tai nạn đã  giúp đỡ hết lòng, họ dìu những người bị thương lên xe, họ thu gom hàng hóa vung vãi khắp nơi rồi chất lại một chỗ để chủ nhân của nó đến nhận. Họ mang nước cho những ai cần uống...

Câu chuyện nầy mãi theo tôi cho đến ngày hôm nay. Có những lúc tôi tự hỏi, nếu lúc đó lòng tham của mình không chế ngự được, thì liệu rằng bây giờ lương tâm của mình có bị dằn vặt hay không?  Và tôi mãi kính phục tâm lòng của những nhân viên y tế cũng như những người dân làng ven thị trấn Cam Ranh, những người dân quê mà tôi chắc rằng, họ là những người "nghèo tiền" nhưng rất "giàu lòng nhân ái"!?

Nhớ chuyện cũ, đọc tin mới,  tôi lại tự hỏi, phải chăng người VN mình bây giờ vẫn còn có những người nghèo đói hơn xưa?


Một lần nữa, tôi cũng chưa tìm được câu trả lời thích đáng.
Buồn lắm thay!!!!

Những ngày cuối Đông 2012

Đinh Tấn Khương.
_____________________________________________________

2 comments:

  1. Xã hội ngày càng nhiễu nhương , cuộc sống dần đi đến mất nhân tính , ai ở nước ngoài , nhìn văn minh của người ta thì mới thấy tội cho dân mình. Chả biết bao giờ đất nước mới khắc phục đây? Việc gì cũng có dây mơ rể má hết ... ,Các quan mạnh ai nấy ăn, mạnh ai nấy giật , mạnh ai nấy sống , ai chết mặt kệ ...
    Trước 75 , đất nước nội chiến, Nam Bắc phân tranh. Cũng chiến tranh , nhưng dân miền Nam đâu đến nỗi nào? . Nay hơn 35 năm đất nước thống nhất mà lại trở về thời tiền sữ như thế này?? Các Bác ấy thật giỏi .
    Càng viết , càng nói đến, càng đau lòng .
    Hùng N

    ReplyDelete
  2. Xã hội biến thái , Con người biến thái ... trở về thời tiền sử rồi mấy Bác ơi.

    ReplyDelete