Sunday, March 20, 2022

Từ viêm gan đến ung thư: Chỉ mất 3 bước

Bệnh ung thư gan mất từ 10-20 năm mới gây tử vong, nhưng chỉ mất 3 bước ngắn ngủi để biến người khỏe thành bệnh nhân giai đoạn cuối. Hiểu đúng về bệnh gan là cách tự cứu mình

Viêm gan chữa khỏi rồi vẫn tử vong vì ung thư gan

Năm 2015, cái chết bất ngờ của nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc, ông Uông Quốc Chân đã gây chấn động và thu hút sự chú ý rộng rãi của mọi người không chỉ ở đất nước họ mà còn lan rộng ra nhiều nước khác.

Ông Chân tử vong được xác định là do ung thư gan.

Những người đã từng biết đến nhà thơ này đều nghi ngờ một sự thật khó tin rằng, ông vốn không phải là người hút thuốc hay uống rượu, dù quá khứ bị viêm gan, nhưng đã được chữa khỏi.

Vì vậy, điều thực sự gây sốc cho nhiều người chính là sau khi chữa khỏi bệnh viêm gan rồi nhưng vẫn không thể thoát khỏi "nanh vuốt" của bệnh ung thư tấn công?

Chuyên gia cho biết, mặc dù nhiều bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh viêm gan, chức năng gan cũng dần dần bình phục và hoạt động bình thường. Nhưng các bệnh nhân tự thân mang virus đó khó có thể loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh.

Một khi virus quay trở lại tấn công cơ thể, sự kích thích được lặp đi lặp lại, nó vẫn có thể phát triển thành xơ gan hoặc thậm chí ung thư gan.

Do đó, các bệnh nhân viêm gan đã được chữa khỏi, vẫn phải lên lịch và kiểm tra thường xuyên.

Người mang virus viêm gan B và bệnh nhân có các triệu chứng viêm gan mãn tính thường không thể nhận biết sự phát triển của mầm bệnh trong cơ thể.

Nếu thường xuyên thức khuya, mệt mỏi quá mức cũng có thể gây giảm khả năng miễn dịch đến mức rất thấp, tạo thành môi trường thuận lợi cho virus viêm gan hoạt động và tấn công sức khỏe.

Ngay cả người mang virus viêm gan B, cũng nên thường xuyên kiểm tra và có biện pháp phòng ngừa kịp thời, tránh những trường hợp phát bệnh quá nhanh gây tử vong một cách đáng tiếc.

Hiểu về viêm gan để tự cứu chính mình

Vừa qua, vào Ngày Viêm Gan Thế giới lần thứ 6, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa chủ đề tuyên truyền rằng "Hiểu về viêm gan, lập tức hành động". Nhiều nước cũng đưa ra khẩu hiệu "Hãy yêu gan và bảo vệ gan để hưởng thụ cuộc sống".

Tại quốc gia đông dân như Trung Quốc, số người mắc bệnh gan và tử vong vì bệnh gan đã và đang trở nên đáng báo động.

Theo số liệu báo cáo, quốc gia này có gần 200 triệu người bị nhiễm virus viêm gan siêu vi, mỗi năm có khoảng 35 triệu người đã chết vì bệnh liên quan đến viêm gan B mạn tính, trong đó có 60% là ung thư gan nguyên phát.

Gan được xem là bệnh "phát triển trong im lặng" vì người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng tại thời điểm xuất hiện bệnh. Đến khi được phát hiện thì đã là ung thư gan giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối.

Để phát hiện sớm và can thiệp ung thư gan kịp thời, việc khám nghiệm và "phong tỏa" mầm bệnh là đặc biệt quan trọng.

Kỹ thuật y học hiện đại có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ xơ gan dẫn đến ung thư gan một cách hiệu quả nhờ việc tầm soát ung thư định kỳ.

Nguy cơ cao của bệnh viêm gan B, C

Cũng theo ý kiến của các chuyên gia, quá trình diễn biến của bệnh gan từ viêm đến ung thư thực tế diễn ra chỉ với 3 bước cơ bản, trong đó bệnh nhân thường trải qua giai đoạn viêm gan mãn tính - xơ gan - ung thư gan.

"Điều đáng sợ nhất của chúng ta đó là chỉ mất 3 bước ngắn ngủi như trên để biến một người viêm gan bình thường thành bệnh nhân ung thư gan" – bác sĩ nói.

Quá trình này diễn ra tương đối chậm và kéo dài khoảng từ 10-20 năm, vào độ tuổi 40-50 là thời điểm có tỷ lệ phát bệnh ung thư gan cao nhất.

Đối với bệnh nhân viêm gan B, viêm gan C, nếu không được phát hiện và điều trị, sẽ dẫn đến phát triển thành bệnh ung thư gan trong một thời gian ngắn.

Đáng tiếc là rất nhiều bệnh nhân viêm gan C bỏ qua thời kỳ vàng để phát hiện bệnh, đại đa số khi phát hiện ra mắc bệnh gan thì đã rơi vào ung thư giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối.

Bệnh viêm gan thông thường có 5 loại phổ biến, được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái là Viêm gan A, B, C, D, E.

Những virus khác nhau sẽ tạo ra loại bệnh viêm gan khác nhau, sự lây nhiễm và biểu hiện lâm sàng của bệnh cũng khác nhau.

Cụ thể như viêm gan A và viêm gan E thường lây lan bệnh qua đường tiêu hóa, có thể lây lan qua bàn tay bị bẩn, thực phẩm hoặc nguồn nước ô nhiễm, không đạt vệ sinh an toàn.

Viêm gan B, viêm gan C và viêm gan D là chủ yếu thông qua con đường di truyền từ mẹ sang con, và thông qua tiếp xúc đường máu hoặc truyền máu.

Viêm gan siêu vi B và C có thể xảy ra từ nguyên nhân nhiễm trùng mạn tính, dẫn đến nguy cơ cao của bệnh xơ gan và diễn tiến thành ung thư gan.

Phòng ngừa bệnh gan không phải quá khó

Đầu tiên, hãy tập thói quen hạn chế thức khuya vào ban đêm. Thời điểm đỉnh cao của việc giải độc gan là vào 11-12 giờ đêm.

Chức năng giải độc của gan hoạt động hiệu quả khi bạn đã chìm vào giấc ngủ, vì vậy tốt nhất hãy đi ngủ sớm và dậy sớm để gan hoạt động và phục hồi chức năng nhanh chóng.

Thứ hai, thiết lập và duy trì một thói quen ăn uống sạch sẽ, cân bằng, đúng cách. Không ăn thức ăn bị mốc, bị cháy. Những thực phẩm này đều chứa aflatoxin, ăn vào cơ thể dễ dẫn đến ung thư gan.

Thứ ba, tránh xa việc uống nhiều rượu và thuốc lá. Thuốc lá và rượu là 2 tác nhân sẽ gây hại chức năng gan một cách nghiêm trọng. Càng dùng nhiều, nguy cơ mắc bệnh gan càng cao.

Thứ tư, duy trì một thái độ sống tốt, bình tâm, tự tại. Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe, người mắc bệnh trầm cảm hoặc những người thường xuyên cáu kỉnh, sẽ làm cho khí gan trì trệ, không có lợi cho sức khỏe của gan.

Khi đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ gan, vấn đề còn lại là vận dụng nó một cách triệt để vào cuộc sống, thói quen sinh hoạt hàng ngày. Phòng bệnh hơn chữa bệnh – câu nói này gần như luôn đúng đối với bệnh gan.

*Theo Health/SN

_________________________________

No comments:

Post a Comment