Thursday, May 22, 2025

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG RAU LÁ TRONG VƯỜN

Nguyễn Đức Hảo

Vào mùa rau lá quả, thu hoạch nhiều nên nhiều anh chị hay lên bài chỉ cách dùng các loại rau, lá, quả … Mình xin lưu ý thêm 1 số chi tiết sau. Để anh chị khi dùng thì nên cẩn trọng, đúng cách và thu được lợi ích..

Lưu ý 1 là phải rửa cho sạch sẻ. Trên lá, nhất là các loại lá nhăn như tía tô, có bám rất nhiều bụi. Và thu hút nhiều côn trùng li ti sinh sống.

Nên khi thu hoạch vào, tốt nhất để chừng 15-20 phút cho lá héo bớt. Làm thế, côn trùng biết mà rời đi. Sau đó rửa sơ 1 nước. Nhớ khi rửa, lấy tay khua nước qua lại để bụi bẩn trôi đi. 

Sau đó mới đến chuyện ngâm muối, hay nước xả khuẩn hay ngâm nước lạnh, ngâm giấm. Không có ngâm liền ngay khi thu hoạch thì muối, giấm, thuốc sẽ bám vào rau. Cũng không ngâm quá lâu, kẻo mất hết chất. Có chị nói ngâm 2 tiếng thì lá héo là bị thuốc. Thật ra da mà ngâm 30 phút còn… tái người huống chi cái lá mong manh. 

Sau khi ngâm, đem xả nước 2-3 lần cho thật sạch. 

Uống lá có kèm bụi rất dễ bị lao phổi về sau

Lưu ý 2 là với các loại lá mỏng (Tía tô, ngãi cứu, ngò…) thì nên nấu sôi chừng 10 phút là đủ. Hay hãm trà. Không nên nấu lâu. Các chất trong các loại lá này rất dễ bay hơi và làm mất tác dụng. Nên khi nấu canh, chẳng hạn như mồng tơi hay rau mè, họ khuyên nên đậy nắp. Khi nước sôi lên, bỏ rau vào, nước sôi bùng lên là tắt bếp ngay, kẻo các chất bay mất. 

Trong khi ấy thì các loại lá cứng (lá ổi, lá cây sung, lá mật gấu…) hay các loại lá có gai lợn cợn (như cây cỏ mực), thì nên nấu lâu 1 chút và nên nấu gần xong mới bỏ các loại lá khác vào.

Khi nấu nên đóng vung lại. Nhất là với lá dứa để ngừa tiểu đường.  

Nếu muốn thêm đường cho dễ uống, thì tốt nhất là cho đường vàng. Nếu, cho mật ong hay chanh vào thì nước phải nguội, hay thêm vào trước khi uống. Không bỏ vào khi nước đang nóng. Vitamin C rất dễ bay hơi, và mật ong sẽ biến chất nếu nước trên 40 độ C. 

Lưu ý 3 là các loại lá như me đất (cỏ 3 lá), lá cây mướp đắng, hoa bồ công anh … là những loại có nhựa trắng. Phải rửa kỹ và ngâm nước muối lạt khoảng 15 phút cho bớt tạp chất và chất gây độc. Và không dùng quá đậm, quá dày, quá nhiều lần như thay nước uống… vì gan sẽ làm việc nhiều. Dễ suy gan.

Bất kỳ 1 loại lá nào cũng phải biết cách xài và nắm vững về nó hãy xài. Không có nghe nói lại, truyền tai, mách lẻo từ ai rồi dùng bất chấp. Nhất là những phụ nữ mang thai, cho con bú, đang dùng thuốc có toa bác sĩ, người đến tháng, nam hay uống nhiều rượu bia … 

Người nào được xin lá về chữa bệnh phải nói rõ cho người kia cách xài và hỏi rõ họ đã dùng qua chưa? Đã có ý kiến bác sĩ chưa? Nếu chưa, phải bày cho họ và dùng với liều lượng vừa phải. Nếu có chuyện gì xảy ra, họ có thể kiện ngược lại mình là đưa chất gây ngộ độc cho họ uống. Những chuyện này mà lôi nhau ra tòa là mệt mỏi lắm. 

Thà cứ mất lòng trước được lòng sau. Còn hơn cứ im im sau mang họa vào thân. 

Sẵn có chị hỏi là cây angel trumpet (loa kèn) có gây ngộ độc không? Thì câu trả lời là có và không. 

Cây nào có hoa CHỈA LÊN thì độc

Cây nào có hoa CHỈA XUỐNG thì không độc

Thường cây hoa mày TÍM VÀ TRẮNG là độc, các màu khác như vàng, hồng, đỏ … thì không nhiều. 

Tôi liều dùng thử thì thấy đầu lâng lâng (3 bông), ăn nói mơ hồ và không biết điều mình đang nói. Sau đó ngủ li bì. Khi dậy đầu vẫn … mơ hồ. Ba ngày sau mới hết. 

Còn muốn trồng hay không tùy anh chị. Đến phụ nữ nhiều cô cũng … độc địa kém chi mà mấy ông còn đem về nhà sống chung được, ngủ cùng giường … thì cái hoa ngoài vườn mà, lo gì? Chỉ là lưu ý nếu nhà có trẻ em. 

Nếu nhà toàn người lớn, thích thì nhích, sợ thằng tây nào?

Nguyễn Đức Hảo

_________________

No comments:

Post a Comment