Thursday, January 19, 2012

Những điểm chính trong luật y tế ..

                                       ( PPACA)
(Trích đoạn  của tác giả Trương Đình Trung .)



Sau đây là vắn tắt những điểm chính trong Luật cải cách y tế mới của Tổng Thống OBAMA đã được ban hành:

1.-Các điều đổi mới:

  Một quỹ tạm thời sẽ được thiết lập để tài trợ việc mua bảo hiểm cho những người thuộc nhóm có rủi ro cao nhất, đã mang trọng bệnh trong người và đang thất nghiệp.


Đối với người già, Đạo Luật xoá dần “lỗ hổng đô-nớt” của Medicare Phần D vể thuốc kê toa  đã được tạo ra  trước đây trong Luật năm 2003. 
Luật 2003 này quy định việc mua dược phẩm như sau:
Người già hưởng Medicare phần D phải trả khoản tiền chiết giảm hàng năm (deductible) là $ 310 và bảo phí  hàng tháng $38.94. 
Sau khi trả chiết giảm (deductible) $310, bệnh nhân còn phải chịu trách nhiệm đến 25% chi phí tiền thuốc của mình tới mức tối đa chi phí được ấn định là  $2,830. 
Trên mức tối  đa này bệnh nhân phải gánh chịu hết  chi phí mua thuốc.Tới khi bệnh nhân chi đến mức $3,610 thì mới đủ tiêu chuẩn hưởng lại bảo hiễm về  thuốc kê toa gọi là “bảo hiểm tai họa(catastrophic ) và từ đây trở đi bệnh nhân chỉ phải trả 5% trên các chi phí thuốc men. 
Khoảng trống từ $ 2,830 đến $3,610  được gọi là “lỗ hổng đô-nớt” của Medicare phần  D  .                                                                                                                                Theo luật mới thì ngay trong năm nay những người già “rơi” vào phải lỗ hổng Medicare nói trên sẽ được trơ giúp $250. Sang năm 2011 họ sẽ được trợ cấp 50% chi phí vể thuốc khi “rơi” vào trong lỗ hổng đô-nớt. Sau đó hàng năm Chính phủ Liên Bang sẽ tăng dần mức tài trợ cho tới khi lỗ hổng không còn.

Con cái sẽ được hưởng theo bảo hiểm của bố mẹ cho đến năm 26 tuổi, thay vì 24 tuổi như hiện nay.

Tính đến năm 2016, khi những điều khoản chính của Luật được thực thi hoàn toàn thì bảo hiểm sẽ mở rộng cho thêm 32 triệu người nữa, những người hiện nay chưa có bảo hiểm.

6 tháng sau ngày Luật ban hành, các hãng bảo hiểm không được từ chối bảo hiểm cho những trẻ em đã mang trọng bệnh (pre-existing conditions). Đến năm 2014 trở đi điều khoản này sẽ  áp dụng phổ quát cho cả người lớn.

Luật buộc mọi người:công dân và cư dân hợp pháp phải mua bảo hiểm sức khoẻ ở mức thiết yếu tối thiểu (minimal essential coverage) cho bản thân và con cái. Họ có thể mua qua nơi làm việc hoặc ở các thị trường mới do chính phủ lập ra gọi là Trung tâm Trao đổi ( Health Benefit Exchanges). Những người gặp khó khăn tài chánh, và không có Medicaid hoặc Medicare, sẽ được tài trợ (subsidy) để mua bảo hiểm.

Những cá nhân hoặc gia đình có lợi tức đồng niên dưới $44,000/ người hay $88,000/ gia đình sẽ được chính phủ tài trợ để họ không bao giờ phải trả đến 10% lợi tức của mình cho việc có một bảo hiểm y tế đúng tiêu chuẩn. Nguyên tắc căn bản là lợi tức càng thấp, càng được tài trợ nhiều.

Kể từ năm 2014 ai không mua bảo hiểm y tế sẽ bị phạt $695/ người và tối đa là $2,805/ gia đình, hoặc 2.5% lợi tức của gia đình.
Được hưởng ngoại lệ cho chế tài trên đây là những người bị rang buộc vì tôn giáo, những thổ dân da đỏ, di dân bất hợp pháp và tù nhân.

Những cá nhân và gia đình có mức lợi tức từ 133% đến 400% m
ức nghèo khó của Liên Bang (Federal poverty Level-- FPL), nếu muốn mua bảo hiểm, sẽ được chính phủ tài trợ (subsidies) để mua tại những Trung t âm Trao Đổi của các tiểu bang (state-based Exchanges), và tuỳ theo mức lợi tức mà họ sẽ đóng góp nhiều hay ít , theo một thang ấn định, vào phần bảo phí (premium).

Chương trình Medicaid (Medical ở California) sẽ  đươc mở  rộng  để bao gồm những gia đình có mức lợi tức đồng niên đến 133% mức nghèo khó  của Li ê n bang (FPL), nghĩa là đến $29,327 cho một gia đình 4 người. Đến năm 2014 thì chương trình Medicaid bao gồm luôn cả những người lớn không con nhỏ và có lợi tức thấp như vừa nói. Từ  năm 2016 trở đi, Liên Bang sẽ trả 100% chi phí bảo hiểm cho những người hưởng Medicaid.

Từ tháng giêng 2014 mức đóng góp vào bảo phí (premium) cho các gia đình hoặc cá nhân có lợi tức từ 133% FPL đến 400% FPL (mức nghèo khó củaLiên bang) được tính dựa trên tiêu chuẩn của chương trình bảo hiểm hạng Bạc  ( ghi nhớ: có 4 hạng bảo hiểm  : Bạch kim, Vàng, Bạc và Đồng ),

133% FPL: 2% lợi tức
133-150% FPL: 3-4 % lợi tức
150-200% FPL: 4-6.3% lợi tức
200-250% FPL: 6.3-8.05% lợi tức
250-300% FPL: 8.05-9.5% lợi tức
300-400% FPL: 9.5% lợi tức.

Song song với bách phân giới hạn đóng góp tiền bảo phí quy định trện đây, Chính phủ sẽ tài trợ (subsidies) cho những cá nhân và gia đình thuộc nhóm có lợi tức 133%-400% FPL để trả bảo hiểm phí theo bách phân như sau:

100-150%FPL: 94%
150-200%FPL: 85%
200-250%FPL: 73%
250-400%FPP: 70%

Sẽ tăng việc chi trả các dịch vụ y tế của các bệnh nhân Medicaid cho các bác sĩ gia đình. Mức tăng sẽ lên đến 100% vào năm 2013-2014. Từ 2011 đến 2015 cấp 10% tiền thưởng cho các bác sĩ gia đình nh
ận những bệnh nhân Medicare.

Phát động một quốc sách cải thiện phẩm chất nền y tế đặt ưu tiên cho các dịch vụ săn sóc y tế ban đầu (primary care services) cung cấp bởi bác sĩ gia đình, bác sĩ tổng quát và nhi khoa. Các biện pháp phòng bệnh sẽ rất được đề cao. Hội đồng Phòng Bệnh Quốc gia,Thăng tiến Sức khỏe, và Y tế Công cộng (National Prevention, Health Promotion and Public Health Council) sẽ đươc thành lập để phối hợp các hoạt động y tế nhằm phòng chống bệnh và tăng cường sức khoẻ công cộng. Song song với việc đề cao sự phòng bệnh là các biện pháp nhằm gia tăng tỉ số bác sĩ tổng quát và bác sĩ gia đình trong cơ cấu bác sĩ đoàn toàn quốc. ( đến nay, tỉ số các loại bác sĩ trên rất thấp, khoảng 35%.)

2.-Chi phí và nguồn tài chánh cho Đạo luật:


  Chi phí cho đạo luật này lên đến 940 tỉ mỹ kim trong vòng 10 năm. Để có tiền trang trải cho chi phí này, Liên Bang sẽ tăng thuế. Một trong những loại thuế sẽ gia tăng là Thuế Y tế Lương bổng (Medicare Payroll Tax). Lâu nay thuế này chỉ tính trên đồng lương, nhưng bắt đầu từ năm 2012 trở đi khoản thuế này áp dụng cho cả những lợi tức nhận được do các hoạt động đầu tư (investment income) của những cá nhân có trên 200,000$ hoặc gia đình có trên 250,000$ thu nhập, với thuế suất là 3.8%.

Từ năm 2018, các công ty bảo hiểm phải trả 40% Thuế Doanh Nghiệp (excise tax) cho các chương trình bảo hiểm đắt tiền đặc biệt , gọi là loại bảo hiểm Cadillac, có trị giá niên phí $ 27,500 cho gia đình và  $10,200  cho một cá nhân (không kể phần răng và mắt).

Những gia đình có lợi tức từ $ 250,000 trở lên sẽ bị tăng 0.9% thuế Y tế lưong bổng (Medicare parroll taxes).

Đối với người già trên 65 tuổi đang hưởng Medicare. Chính phủ Liên Bang sẽ cắt giảm 132 tỉ mỹ kim trong thời hạn 10 năm đối với chương trình Medicare Advantage, một chương trình do các hãng bảo hiểm tư điều hành thay cho loại Medicare thông thường, lâu nay được những người già có thu nhập cao, chừng 10 triệu người, tham gia.

Nâng mức liệt kê để giảm thuế (itemized deduction) cho những chi tiêu y tế không được bồi hoàn (unreimbursed medical expenses) từ 7.5% lên 10% của tổng lợi tức điều chỉnh (adjusted gross income, AGI) hàng năm.

Thu niên phí trên các công ty dược phẩm khởi đầu từ năm 2012 với mức 2.8 tỉ mỹ kim/ năm. Riêng với các công ty bảo hiểm y tế thì bắt đầu từ năm 2014 sẽ thu 8 tỉ mỹ kim/ năm và sẽ tăng dần vào các năm sau dựa trên mức độ gia tăng bảo phí (premium) mà các công ty này áp dụng đối với người mua bảo hiểm.

 
. Ngoại lệ sẽ được áp dụng cho các công ty hay tổ chức bảo hiểm bất vụ lợi (non-profit insurers) hoạt động nhằm phục vụ giới có lợi tức thấp trong xã hội

3. - Ảnh hưởng lên chủ nhân (employers) và nhân viên:

Các tiểu doanh nghiệp có dưới 50 nhân viên sẽ được tài trợ dưới hình thức tín dụng thuế (tax credits) để giúp chi trả bảo hiểm phí cho các nhân viên của mình.

Đối với các tiểu doanh nghiệp. Nguyên tắc chung là chính phủ cung cấp tín dụng thuế cho các tiểu chủ để mua bảo hiểm cho công nhân.
   Đối với các hãng nhỏ có từ 25 công nhân trở xuống với mức lương trung bình hằng năm ít hơn 50,000$ thì có hai giai đoạn:

  Giai đoạn I: Từ những năm 2010-2013: Cấp tín dụng thuế đến 35% cho phần đóng góp của chủ nhân nếu chủ nhân đóng góp ít nhất 50% tổng số bảo phí cho công nhân mình

Những hãng có từ 10 công nhân trở xuống và lương trung bình hằng năm dưới $25,000 sẽ được hưởng trọn tín dụng thuế.

•  Giai đoạn II: Từ năm 2014 trở đi : các hãng nhỏ nói trên, nếu đóng góp tối thiểu 50% vào việc trả bảo phí cho công nhân tại các Trung tâm Trao đổi sẽ được hưởng tín dụng thuế đến 50%.

Riêng đối với những chủ nhân cung cấp bảo hiểm cho những nhân viên về hưu ở tuổi 55, nhưng chưa hội đủ tiêu chuẩn Medicare, chính phủ sẽ thiết lập một chương trình tạm thời tiếp tục bảo hiểm cho những người đó và hoàn tiền bảo phí cho chủ hãng.

  Đối với doanh nghiệp có trên 50 công nhân. Nếu hãng hay công ty không mua được bảo hiểm y tế cho nhân viên, và nếu có ít nhất một nhân viên của hảng nhận tài trợ của chính phủ để mua bảo hiểm cho mình thì hãng hay công ty đó phải trả cho chính phủ $ 2,000 trên mỗi một nhân viên toàn thời gian (full time workers).

  Những nhân viên có thu nhập ít hơn 400% mức nghèo khó liên bang (federal poverty level FPL) tức là chừng  $43,200/ người sẽ chỉ phải dùng tối đa 8% lợi tức của mình cho việc trả lệ phí bảo hiểm. Hãng hoặc công ty, nếu có bảo hiểm với lệ phí cho từng công nhân cao hơn mức đó, phải bù phần chênh lệch.

Kể từ 2014 giới chủ nhân phải cung cấp cho các nhân viên của mình có lợi tức dưới 400% FPL, có bảo phí (premium) cao hơn 8% lợi tức và chọn mua bảo hiểm từ các Trung tâm Bào hiểm, những  phiếu bảo hiểm tự chọn (vouchers) có trị giá tương đương với chi phí mà chủ nhân phải trả nếu như người công nhân chọn mua bảo hiểm từ chủ nhân.

Những hãng có trên 200 công nhân phải tự động cung cấp bảo hiểm cho nhân viên. Tuy nhiên công nhân có quyền chọn tham gia hay không vào việc mua bảo hiểm từ chủ nhân.

Các hãng lớn phải đóng góp ít nhất 72.5% vào bảo phí (premium) cho một cá nhân, hoặc 65% cho một gia đình, để mua những bảo hiểm giá thấp nhất nhưng đáp ứng được đòi hỏi về những lợi ích y tế thiết yếu nhất (essential benefit requirements)

3. – Ãnh hưởng lên các công ty bảo hiểm y tế tư nhân:


Các hảng bảo hiểm không được quyền từ chối bảo hiểm cho một người vì những điều kiện bệnh hoạn đã mang sẳn trong người (pre-existing conditions).

Các chương trình bảo hiểm phải chi trả cho các khám nghiệm tổng quát định kỳ hằng năm và các dịch vụ phòng bệnh khác mà không đòi hỏi người được bảo hiểm trả tiền phụ góp (co-payments).

Các hãng bảo hiểm không được đột ngột chấm dứt bảo hiểm khi người mua bảo hiểm phát bệnh (recissions).

Các hãng bảo hiểm phải công khai tài chánh về các chi trả cho dịch vụ y tế đối với người được bảo hiểm, đồng thời phải thực hiện những quá trình khiếu nại nhanh, minh bạch đối với các quyết định chi trả và khai thanh toán.

Các tổ chức y tế bất vụ lợi như Blue Cross Blue Shield sẽ được hưởng một số ưu đãi về thuế.

4.-Các Trung tâm Trao đồi ( Health Benefit Exchanges).


Trung tâm Trao đổi  là một cơ quan của tiểu bang được Liên Bang giúp ngân sách để hình thành. Các Trung tâm này được xây dựng trên ý niệm căn bản là nhóm người cùng mua một chương trình bảo hiểm càng đông, càng giúp giảm thiểu chi phí mua bảo hiểm vì mức độ rùi ro xét từ phiá hãng bảo hiểm sẽ thấp hơn. Chẳng hạn, nếu chỉ có 10 người mua một chương trình bảo hiểm 1 triệu dollars thì mỗi người sẽ phải trả 100,000 dollars. Nhưng nếu có một nhóm 1000 người cùng mua chương trình đó thì mỗi người chỉ còn phải trả 1000 dollars.

Trên căn bản của ý niệm đó, các rung tâm Trao đổi sẽ giúp quy tụ các cá nhân mua bảo hiểm thành những nhóm lớn, và gom các chương trình bảo hiểm khác nhau của các hãng bảo hiểm tư nhân như HMOs, PPOs vào thành một mạng lưới để cả hai phiá có được nhiều chọn lưạ hơn. Mọi người có quyền chọn hoặc những chương trình với mức lệ phí thấp nhưng mức chiết phí (deductible) hàng năm cao, hoặc ngược lại. Điều quan trọng là với Trung tâm, không ai bị từ chối không mua được bảo hiểm vì đã mắc trọng bệnh từ trước, hay phải trả giá quá đắt, hoặc bị mất bảo hiểm vi thất nghiệp.Các Trung tâm Trao đổi được điều hành bởi các đại lý của chính phủ hoặc các tổ chức bất vụ lợi.

Trung tạm Trao đổi cũng có nhiệm vụ giúp cho những doanh nghiệp nhỏvới số nhân viên  dưới 100 người, các người kinh doanh độc lập, các cá nhân muốn tự mua bảo hiểm lấy, những người thất nghiệp hoặc về hưu nhưng không đủ tiêu chuẩn để hưởng Medicare, để những người này tập hợp lại với nhau và mua được bảo hiểm với giá phải chăng. Hoạt động của các Trung tâm Trao đồi mang tính chất của những hợp tác xã giúp các thành viên tập hợp lại để có năng cách mặc cả ngang với các công ty trung bình hoặc lớn khi thương lượng giá cả với các công ty bảo hiểm. Từ trước đến nay, các công ty lớn, nhờ số lượng công nhân đông, thường mua được bảo hiểm với giá rè hơn các hãng nhỏ.

Các Trung tâm Trao đổi giúp các thành viên vừa nói nghiên cứu các chương trình bảo hiểm mà các hãng bảo hiểm đưa ra, xét xem có hội đủ tiêu chuẩn luật định, giúp chọn lựa những chượng trình bảo hiểm có lợi với giá cả hợp lý. 


Sẽ có 4 bậc bảo hiểm :
bạck kim, vàng, bạc và đồng (Platinum, gold, silver and bronze). Các hãng bảo hiểm có quyền không tham gia các Trung tâm Trao đổi nhưng họ phải theo cùng mức giá cả với các Trung tâm này.
Các Trung tâm Trao dổi sẽ cung ứng những loại tiêu chuẩn bảo hiểm y tế như sau:

Loại Đồng (Bronze) : cung cấp những quyền lợi y tế cốt yếu, chi trả đến 60% y phí, và mức chi trả bằng tiền túi của người mua bảo hiểm không quá $5,950/ người, hay $11,900/ gia đình.

Loại Bạc (Silver) : cung cấp quyền lợi y tế cốt yếu, chi trả đến 70% y phí.:

Loại Vàng (Gold plan) :
cung cấp quyền lợi y tế cốt yếu, chi trả đến 80% y phí.


Loai Bạch kim (Platinum)
: cung cấp quyền lợi y tế cốt yếu, chi trả đến 90% y phí.

Ngoài ra, một dạng thức gần như là những hợp tác xã tiêu thụ của tập thể những người mua bảo hiểm sẽ được thành lập thông qua các chương trình có tên là Co-Op (Consumer operated and oriented Plans). Đó là những tổ chức bảo hiểm y tế bất vụ lợi, do thành viên điều hành, được khuyến khích thành hình ở tất cả các tiểu bang.Khi hội đủ tiêu chuẩn theo luật định các chương trình nàysẽ được cấp giấy phép và nhận ngân quỹ trợ cấp của chính phủ. Mục đích chính của những Co-Op này là nâng cao phẩm chất của dịch vụ y tế, giảm bảo phí cho thành viên. Luật dự tính sẽ dành một ngân quỹ 6 tỉ mỹ kim cho các Co-Op vào năm 2013.
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH TRONG LUẬT HCERA:

Ngoài những sửa đổi nhỏ đối với luật PPACA liên quan đến lãnh vực cải cách y tế được ghi trong phần I (Title I), phần quan trọng của luật HCERA liên quan đến những cải cách trong việc trợ cấp tài chánh và cho sinh viên vay nợ, được ghi trong Title II. Trước đây, chính phủ Liên Bang bảo trợ cho các ngân hàng tư để các ngân hàng này cho sinh viên vay tiền trong thời gian theo học tại các trường đại học. Từ nay Bộ Giáo Dục sẽ trực tiếp đảm trách việc dùng tiền của Liên bang để cho sinh viên vay, không qua ngân hàng tư nữa.

Luật HCERA cũng đưa ra những cải cách sau:


• Gia tăng Pell Grant, là tiền trợ cấp của Liên Bang cho học sinh nghèo bằng cách cung cấp 13.5 tỉ dollars, theo dạng phân bổ bắt buộc (mandatory appropriations), cho Pell Grant.
• Từ năm 2014 trở đi, giảm mức tiền trả nợ tối đa cho sinh viên sau khi ra trường là 10% của lợi tức khả dụng (discretionary income) ( hiện nay là 15%).


• Cũng từ năm 2014 trở đi, sinh viên sẽ được tha miễn số nợ còn lại sau khi đã trả nợ trong 20 năm (hiện nay là 25 năm).
• Sẽ có những điều kiện dễ dàng hơn cho phụ huynh trong việc đứng ra vay tiền cho con cái để theo đuổi việc học hành.
• Gia tăng việc trợ cấp ngân sách cho các đại học cộng đồng (community colleges). 


  KẾT LUẬN .

Đối với nước Mỹ, việc cải cách nền y tế theo hướng tiến đến một hệ thống y tế phổ quát (universal healthcare), với hệ thống dịch vụ y tế hiệu năng cao, giúp công dân nâng cao tuổi thọ và đạt tiêu chuẩn khang kiện cao nhất trong hàng ngũ các quốc gia đứng đầu thế giới, là một nhu cầu lớn lao đã được ấp ủ qua nhiều thế hệ. 

Đạo luật về Y tế mới do TT Obama vừa ký là một bước khởi đầu quan trọng đáp ứng lại nhu cầu đó, nối tiếp những đạo luật có tính cách lịch sử khác của Mỹ đã được đưa ra trước kia, như Social Security Act ký bởi TT Franklin D. Roosevelt năm 1935, hoặc Medicare and Medicaid do TT Lyndon B. Johnson ký năm 1965.

Hai đạo luật vừa kể của TT Roosevelt và TT Johnson lúc đầu cũng đã gặp phải những phản đối mạnh mẽ từ các phiá đối lập. TT Roosevelt đã bị các công ty dược và giới y sĩ chống đối kịch liệt; còn luật Medicare của TT Johnson thì bị các chính khách của đảng Cộng Hoà, vào thời đó, chống đối cũng với cùng luận điệu giống như hôm nay rằng Medicare là “ socialized medicine” (xã hội hoá y tế). Lúc đó, phía chống đối cũng dọa mọi người rằng các chương trình y tế do chính phủ điều hành sẽ dẩn đến “socialism” (xã hội chủ nghĩa). Những nhân vật Cộng Hoà như Ronald Reagan, George H. Bush, Bob Dole, Bary Goldwater,v.v…đều đã công khai tuyên bố chống lại đạo luật Medicare. 

Thời gian tồn tại của chương trình Medicare từ đó đến nay đã trả lời cho các vị ấy.

Tất nhiên, không thể có một đạo luật nào hoàn hảo ngay từ đầu, thỏa mãn được lập tức một cách đồng đều yêu cầu của tất cả các thành phần, các lực lượng với quyền lợi trái ngược nhau, trong xã hội. Ngay cả văn bản luật pháp cao nhất của mỗi quốc gia là hiến pháp cũng mang chứa trong nó những khuyết tật, thiếu sót, và luôn cần phải được cập nhật hay tu chính để ngày càng tiến gần về phía hoàn thiện.

Đạo luật cải t
ổ y tế vừa được ký ban hành, vì vậy, chưa phải đã là giải pháp trọn vẹn sau cùng cho tất cả các nhược điểm của nền y tế Mỹ. Nhiều lắm nó chỉ là cơ sở pháp lý khởi đầu, đặt nền móng cho những cải cách quan trọng hơn về sau. Một trong những khởi sự căn bản, đáng chú ý mà Đạo Luật đã đề ra; đó là sự chuyển hướng từ một nền y tế nặng về chữa trị (disease/curative care) qua một nền y tế phòng bệnh (preventive care). Sự chuyển hướng này, cũng tương tự như sự thay đổi đang xảy ra trong lãnh vực kinh tế là từ tiêu thụ quay sang sản xuất, sẽ tạo ra những thay đổi căn để trong cơ cấu của nền y tế Mỹ, đặc biệt là trong vấn đề đào tạo đội ngũ nhân sự cho lãnh vực y học, cũng như những đổi thay trong cấu trúc hạ tầng cơ sở của nền y tế.

Điểm khởi đầu đáng chú ý khác là nổ lực để giảm thiểu mức độ độc quyền của các hãng bảo hiểm tư nhân, tăng cường chuẩn định, và giúp gia tăng sự cạnh tranh trong một thị trường mở rộng với gần 200 triệu khách hàng. Từ khi các chương trình Medicare và Medicaid, do chính phủ điều hành, ra đời chiếm lĩnh thị trường người già, và trẻ em nghèo đến nay, thị trường còn lại của những người trong hạng tuổi lao động gần 200 triệu đó hầu như bị các hãng bảo hiểm độc chiếm. Với sự xuất hiện của các Trung tâm Trao đổi và các Co-Op Y tế ở các cộng đồng địa phương, do luật mới quy định, người mua bảo hiểm, trong thị trường đông đúc này, sẽ có được nhiều lựa chọn hơn, nhờ đó bảo phí có thể trở nên ổn định với giá phải chăng hơn.

Cuối cùng, việc cố gắng cung cấp bảo hiểm thêm cho hơn 32 triệu người và việc cưỡng bách mọi người phải có bảo hiểm y tế (individual mandate) là một điểm mới mẻ khác của Đạo Luật, đánh dấu bước đầu trong nổ lực nhằm biến bảo hiểm y tế trở nên một quyền khác của con người, được xã hội bảo vệ bằng luật pháp. 

Đây là điều mà nước Mỹ, tuy là cường quốc đứng đầu thế giới, đã tụt hậu so với nhiều quốc gia khác ở Âu Châu.

Nhưng dù sao Đạo luật, đúng như TT Obama đã nói, chỉ mới là một sự khởi đầu thôi.Bởi vì từ việc thông qua và ban hành luật cho đến việc thực thi luật là cả một qu
ã ng đường dài không ít chông gai. Dấu hiệu thành công đầu tiên cần được nhìn thấy là việc chận đứng đà gia tăng chi phí y tế và bảo phí , và chắc phải mất một thời gian khá lâu trước khi dấu chỉ đó xuất hiện. 



 Mỹ Ái (chuyển tiếp).
__________________________________________________

No comments:

Post a Comment